Bổ ngữ là gì? Vai trò và cách xác định bổ ngữ trong câu

Bên cạnh chủ ngữ, trạng ngữ là những thành phần chính cấu tạo nên câu thì bổ ngữ là một thành phần phụ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho câu. Cùng tìm hiểu về bổ ngữ thông qua các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây!
Contents
Thế nào là bổ ngữ? Vai trò của bổ ngữ?
Bổ ngữ là một thành phần phụ trong câu. Bổ ngữ thường đứng trước hoặc sau động từ, tính từ để bổ sung nghĩa tạo nên các cụm động từ, cụm tính từ.
VD:
Cô ấy rất cao => Bổ ngữ “rất” đứng trước và bổ nghĩa cho tính từ “cao”. Bổ ngữ khẳng định chiều cao của cô gái trong câu.
Em bé ngủ trong nôi. => Bổ ngữ “trong nôi” đứng sau và bổ nghĩa cho động từ “ngủ”. Bổ ngữ làm rõ nghĩa của cho động từ “ngủ”.
Các loại bổ ngữ thường gặp
Trong Tiếng Việt, chúng ta thường gặp 3 loại bổ ngữ là: bổ ngữ tình thái, bổ ngữ đối tượng và bổ ngữ miêu tả.
Bổ ngữ tình thái
Bổ ngữ tình thái được đặt trước động từ, tình từ. Chúng biểu thị các sắc thái, thể thức diễn biến của hành động và của trạng thái, tính chất, quan hệ, … được miêu tả ở động từ hay tính từ mà nó bổ nghĩa.
Bổ ngữ tình thái do các tiểu phụ từ tạo thành: rất, hơi, lắm, quá, cực, cực kỳ, tuyệt, … Bổ ngữ là một dấu hiệu để đánh dấu vị ngữ khi cụm từ có bổ nghĩa tình thái làm vị ngữ.
VD:
Minh/rất thích đọc sách.
CN VN
=> “Rất” bổ nghĩa cho động từ “thích”, giúp tăng thêm và làm rõ ràng sự sở thích đọc sách của bạn Minh. Chúng ta cũng dễ dàng xác định được chủ ngữ vị ngữ qua bổ ngữ “rất”, cụ thể vị ngữ sẽ bắt đầu từ từ “rất” cho đến hết câu.
Chiếc cặp này/ quá đẹp.
CN VN
=> Bổ ngữ tính thái “quá” đứng trước tính từ “đẹp”, tăng thêm tính chân thực của câu miêu tả, làm rõ ràng hơn sự đẹp của chiếc cặp. Tương tự, vị ngữ của câu được xác định là “quá đẹp”.
Bổ ngữ đối tượng
Bổ ngữ đối tượng là kiểu bổ ngữ biểu thị mối quan hệ, sự ràng buộc giữa các sự vật hiện tượng và động từ, tính từ trung tâm. Bổ ngữ đối tượng thường do danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ tạo thành.
Kiểu bổ ngữ này có thể liên kết trực tiếp với động từ, tính từ (không dùng quan hệ từ) hoặc gián tiếp (có dùng quan hệ từ). Vì vậy, bổ ngữ đối tượng được chia nhỏ thành hai loại:
Bổ ngữ trực tiếp
Đây là những bổ ngữ trả lời cho câu hỏi ai? cái gì? Chúng đứng trực tiếp sau vị ngữ và không có giới từ đi kèm.
VD:
- Bổ ngữ trực tiếp là danh từ, cụm danh từ:
Chúng tôi / đang làm bài kiểm tra.
Tôi / đã đọc những tờ báo đó.
- Bổ ngữ trực tiếp là đại từ:
Tôi / đọc chúng vào buổi sáng.
Mẹ / bảo tụi nó đi dọn phòng.
- Bổ ngữ trực tiếp là mệnh đề:
Cô giáo / bảo rằng chúng em có thể đến lúc 7 giờ sáng.
Bổ ngữ gián tiếp
Bổ ngữ gián tiếp diễn tả rõ mục đích của sự vật, hiện tượng, con người. Chúng thường là danh từ hoặc đại từ, trả lời các câu hỏi cho ai? cho cái gì?
VD:
Mẹ / đi chợ mua thức ăn cho cả gia đình.
Chúng ta / cần tô màu cho tờ báo tường này.
Ngoài ra, các bổ ngữ có thể kết hợp chặt chẽ với nhau. Một số trường hợp kết hợp của các bổ ngữ thường thấy:
- Động từ + Đối tượng + người nhận
VD: tặng hoa cho bạn
- Động từ + Đối tượng + người phát
VD: mượn bút của bạn
- Động từ + người nhận lệnh + Nội dung lệnh
VD: buộc địch đầu hàng
- Động từ + Đối tượng + điểm đến
VD: đặt tay lên tường
Bổ ngữ miêu tả
Bổ ngữ miêu tả sẽ đứng sau động từ, biểu thị cách thức, trạng thái, tính chất, mục đích, nơi chốn, … bổ nghĩa cho động từ, tính từ trung tâm.
Bổ ngữ miêu tả tạo thành từ từ hay cụm từ. Chúng có thể liên kết với động từ, tính từ trung tâm bằng quan hệ từ hoặc không dùng quan hệ từ.
VD: Cỏ dại / cao lút đầu.
Bổ ngữ góp phần mở rộng ý, tăng tính diễn đạt cho câu văn, câu nói. Bài viết cung cấp một số thông tin về bổ ngữ trong cú pháp Tiếng Việt giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần bổ ngữ. Cùng tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị hơn cùng …