Cây bạc hà có tác dụng gì? Đặc điểm nhận biết và cách trồng
Cây bạc hà là một loại cây khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể nhìn thấy cây bạc hà trong các món ăn dân dã hay các ly nước thanh nhiệt, thậm chí bạc hà còn có cả trong những món bánh kẹo hay kem mứt các loại. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người chưa biết đến tác dụng, đặc điểm nhận biết và cách trồng loài cây này như thế nào. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc này cho quý bạn đọc.
Contents
Đặc điểm của cây bạc hà
Bạc hà là loại cây thân thảo, ngoài tên bạc hà chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: kim tiền bạc hà, anh sinh, liên tiền thảo hay bạt đài.
Thân và cành cây bạc hà có hình vuông, xốp với màu tím hoặc xanh lục với nhiều lông ngắn. Trung bình cây bạc hà có chiều cao từ 60-80cm, mọc thẳng đứng hoặc hơi bò và có phân nhánh
Lá cây bạc hà màu xanh hình bầu dục – hơi tròn như quả trứng mọc đứng đối xứng với nhau. Cuống lá thường ngắn, trên các lá có các răng cưa ở mép.
Cũng giống như nhiều loại cây khác, cây bạc hà cũng có hoa, hoa xưa chúng thường nhỏ, mọc thành vòng có dạng hình trụ trên các cành, thường có màu trắng, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp hoa bạc hà màu hồng hoặc màu tím. Bạc hà thường nở hoa vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Cây bạc hà được đánh giá là một loài thực vật ưa ẩm và phát triển tốt trong điều kiện có nhiều bóng râm của những loài thực vật khác. Đến độ thu hoạch, người ta hay hái cây bạc hà về để làm rau thơm ăn kèm một số món ăn hoặc chế biến thành tinh dầu để hỗ trợ điều trị bệnh cho con người như: ho, sốt, sổ mũi,… Ngoài ra, trong lá bạc hà còn có chứa nhiều loại hoạt chất quan trọng như: đạm, chất béo, chất xơ và các vitamin có lợi cho sức khoẻ.
Các loại cây bạc hà phổ biến
Bạc hà cũng có nhiều loại và vô cùng phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Dưới đây là các loại cây bạc hà phổ biến nhất hiện nay trong tự nhiên.
Cây húng quế
Là một anh cùng họ bạc hà, cây húng quế là loài cây thân thảo, có hương thơm thu hút và dễ nhận biết. Lá cây húng quế có dạng hình trứng, mép lá có hình răng cưa, hoa màu trắng và thường mọc thành các chùm to nhỏ khác nhau. Lá của cây húng quế có vị cay nồng, có thể được ứng dụng làm gia vị hoặc cây thuốc chữa bệnh cảm mạo, sổ mũi giống cây bạc hà.
Cây húng lủi
Húng lủi là loài cây mọc hoang và được người dân thu hoạch về để làm gia vị cho các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, cây húng lủi còn được ứng dụng nhiều trong việc bào chế thành các nguyên liệu trong chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ và xua đuổi côn trùng hiệu quả.
Cây húng chanh
Cây húng chanh có phần thân gần phía gốc như cây thân gỗ, lá cây húng chanh có độ dày hơn so với những loại cây bạc hà khác. Cây húng chanh cũng có mùi đặc trưng của bạc hà, nhưng lại có hình dạng và kích thước giống với lá chanh nên thường được mọi người gọi là húng chanh. Hiện nay, cây húng chanh được sử dụng để làm gia vị ăn kèm các món ăn khác.
Cây húng tây
Cây húng tây có nguồn gốc từ Hy Lạp và một vài quốc gia ở Châu Âu. Lá cây húng tây có dạng trơn, hình bầu dục và có thêm hương thơm khá đặc biệt. Do vậy chúng được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn địa phương mà được nhiều người yêu thích.
Tác dụng của cây bạc hà
Hiện nay, cây bạc hà đã trở thành một loài cây có nhiều ứng dụng trong cả Đông Y lẫn Tây Y. Dưới đây là những công dụng phổ biến của thảo dược này:
Điều trị tiêu chảy
Theo đánh giá cả các chuyên gia, trong bạc hà có các enzym tốt cho hệ tiêu hoá. Khi cơ thể hấp thu những hoạt chất này sẽ giúp giúp cho hệ tiêu hoá được ổn định và phòng chống các tác nhân liên quan đến tiêu chảy. Để sử dụng, người dùng chỉ cần ủ lá bạc hà tươi cùng với nước nóng để sử dụng thay cho nước hàng ngày là được.
Hỗ trợ giảm cân
Ngoài công dụng trong điều trị tiêu chảy, cây bạc hà còn được dùng như một phương thuốc hỗ trợ giảm cân và làm đẹp tự nhiên cho con người. Chúng được đánh giá là có hiệu quả cao đối với những người bị mụn nhiều nhờ đắp lá bạc hà xay nhuyễn lên các vết mụn.
Trị ho cảm nhức đầu
Có lẽ chúng ta ai cũng biết, thành phần chính của đại đa số các vị thuốc chữa ho, cảm và nhức đầu. Trong cây bạc hà có chứa các hoạt chất chống viêm tốt cho sức khoẻ, từ đó giúp giảm ho hiệu quả. Ngoài ra, loài cây này còn các hiệu quả tích cực đối với sức khoẻ đường hô hấp của con người như viêm phổi, viêm phế quản,…
Chữa chứng hôi miệng
Lá bạc hà có vị cay, mát và có tính sát khuẩn cao. Vì vậy, chúng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong khoang miệng, giúp khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả. Từ đó giúp cho hơi thở thêm phần thơm mát hơn rất nhiều.
Giảm stress, chữa trị chứng trầm cảm
Bạc hà được xác định là loại thảo dược đánh giá là có hiệu quả đối với hệ thần kinh của con người. Nếu trước khi ngủ hoặc trong thời điểm bạn đang gặp các vấn đề khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, stress hãy sử dụng một cốc trà bạc hà khi còn ấm. Việc làm này sẽ giúp bạn ngủ ngon và giảm căng thẳng một cách hiệu quả.
Xua đuổi côn trùng
Bạc hà còn là một công cụ hữu hiệu trong việc xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi trong không gian nhà ở của bạn. Bằng cách trồng cây bạc hà trong nhà, hương thơm của cây bạc hà sẽ lan toả, giúp cho ruồi, muỗi,… không có cơ hội ghé thăm nhà bạn. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà có chứa nhiều menthol nên cây bạc hà còn phát huy tác dụng trong việc xua đuổi chuột, kiến và gián xâm nhật vào không gian nhà của bạn.
Sử dụng trong chế biến món ăn
Bởi hương thơm đặc trưng và vị cay nồng dễ chịu, lá cây bạc hà được sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Giúp gia tăng sự hấp dẫn của món ăn. Bên cạnh đó, vị của bạc hà còn giúp khử được một số mùi đặc trưng ở một số món ăn khác.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng cây bạc hà
- Liều lượng sử dụng cây bạc hoá không nên quá liều lượng quy định, vì có thể gây ra phát ban, đau đầu và chức năng.
- Người bị dị ứng với dược chất có trong cây bạc hà và trẻ sơ sinh không nên sử dụng cây bạc hà, bởi tinh dầu bạc hà có thể xảy ra vấn đề về hô hấp và có thể bị nổi mụn nước.
- Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên sử dụng tinh dầu bạc hà.
Cách trồng và chăm sóc cây cây bạc hà hiệu quả
Phương pháp trồng
Cây Bạc hà được trồng thông qua phương pháp gieo hạt hoặc giâm nhánh, phát triển từ các cây khoẻ. Thường thì người ta sẽ sử dụng phương pháp giâm nhánh của cây khoẻ mạnh thay vì gieo hạt để tránh cho thời gian, công sức chăm sóc.
Thời điểm trồng cây bạc hà phù hợp là diễn ra vào mùa xuân. Tuy nhiên, nếu bạn đang sinh sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt thì vẫn có thể trồng vào thời điểm mùa thu cũng được. Đây cũng là loại cây được nhận định là có tốc độ phát triển nhanh, chỉ cần sau một thời gian ngắn thì bạn đã có thể thu hái và sử dụng.
Chăm sóc cây bạc hà đúng cách
- Đất trồng: Cây bạc hà là loại cây rất dễ trồng, chúng có khả năng sinh trưởng và trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Chỉ cần chú ý tránh trồng trên các chất đất đặc biệt như đất nhiễm phèn hay đất mặn là được. Ngoài ra, để cây phát triển khoẻ mạnh, bạn có thể trộn đất với phân ủ mục hay mùn cưa để cải thiện chất đinh dưỡng cho đất, giúp đảm bảo sự tơi xốp của đất.
- Tưới nước: Hãy di trì tần suất 1 lần/ngày để giúp cây phát triển khoẻ mạnh. Tránh việc tưới quá nhiều nước sẽ gây ngập úng, thối rễ, từ đó cây sẽ chết.
- Ánh sáng: Bạc hà là loại cây ưa bóng râm, do vậy bạn nên chọn những vị trí có cường độ ánh sáng trung bình, hạn chế tối đa ánh sáng mặt trời sẽ khiến cây dễ bị khô héo, dẫn đến trường hợp bị chết.
- Cắt tỉa: Để đảm bảo đủ độ thông thoáng và cây phát triển khoẻ mạnh, bạn hãy thường xuyên cắt tỉa cho cây, loại bỏ các lá và những phần thân cây bị hư hỏng, khô hép. Nhờ đó mà cây có thể tập trung phát triển dinh dưỡng cho những bộ phận khác.
Với những thông tin về đặc điểm, tác dụng và cách trồng cây bạc hà mà chúng tôi vừa cung cung cấp trong nội dung bài đọc, hy vọng sẽ giúp bổ sung thêm những kiến thức hữu ích về cây bạc hà. Chúc bạn sẽ ứng dụng loại thảo dược này hiệu quả trong đời sống của mình!