Cây thuốc

Cây bồ công anh: đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và các bài thuốc

Có lẽ, với nhiều người Cây Bồ công anh được biết đến là loài hoa với nhiều điểm cộng duy mỹ, có thể dùng để chế biến các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Bên cạnh đó, Bồ công anh còn được sử dụng trong hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh khác nhau. Để giúp có thêm thông tin về cây Bồ công anh, đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và các bài thuốc ứng dụng Bồ công anh, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Contents

Tìm hiểu khái quát về cây Bồ công anh

Cây Bồ công anh là một cây thảo dược thuộc họ Cúc. Ngoài ra, người ta còn gọi Bồ công anh bằng một số tên gọi khác như: cây bồ cóc, rau diếp hoang, cây diếp trời,…

Hiện nay, cây Bồ công anh mọc nhiều nơi tại nước ta và ngày càng xuất hiện nhiều loại cây Bồ công anh khác nhau.

Đặc điểm của cây Bồ công anh

Cây Bồ công anh có dáng nhỏ, dạng thẳng và không có cành cây như những loài cây khác. Chiều cao của Bồ công anh khoảng 40cm, cây cao nhất khoảng 60cm.

Lá của loài cây này thuộc loại lá đơn, mọc ở phần rễ cây, mép lá có hình răng cưa. Nhựa của loài cây này có màu trắng đục như màu sữa và có vị hơi đắng nhẹ. Bồ công anh có hoa màu vàng, kết quả có hình bầu dục màu nâu đen.

Theo đánh giá của các chuyên gia, cây Bồ công anh là loài cây có sức sống mãnh liệt, chúng được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như: Pháp, Mỹ, các khu vực Châu Á,…

Tại Việt Nam, cây Bồ công anh được tìm thấy nhiều ở các vùng đồng cỏ, sườn đồi,… Đặc biệt, chúng được phân bố nhiều ở những vị trí có khí hậu mát mẻ, ôn hoà như Đà Lạt, Sa Pa,…

Thu hái và sơ chế cây Bồ công anh

Toàn thân của cây Bồ công anh đều có thể sử dụng làm thảo dược được. Các bộ phận rễ, thân, lá đều có chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, khi thu hoạch, bạn hãy hái tất cả các bộ phận của cây. Các bước thực hiện như sau:

  • Dùng vật có thể cắt được, hái hoa và lá trước. Sau đó đào xung quanh gốc theo hình tròn và dùng xẻng xúc đất để lấy được cả phần rễ cây.
  • Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch Bồ công anh là vào tháng 4-5. Bởi đây là thời điểm cây chưa ra hoa. Lúc này, dưỡng chất và dược liệu có trong cây còn dồi dào và chúng ta có thể thu lượm toàn bộ cây.
  • Sau khi hái Bồ công anh xong, bạn có thể loại bỏ những lá hỏng, những phần bị sâu, già, sau đó chia theo từng bộ phận để vệ sinh và phơi khô, bảo quản làm dược liệu chữa bệnh.

Tác dụng của cây Bồ công anh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây Bồ công anh là loại dược liệu có vị đắng, tính mát, khi vào cơ thể chúng có tác dụng ở các bộ phận như gan, thận,… Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng hỗ trợ thanh nhiệt, thải độc, hoá thấp…

Các công dụng cụ thể của Bồ công anh:

  • Điều trị các chứng bệnh về da: Một số các bệnh về gia mà bạn có thể sử dụng Bồ công anh đó là nhiễm nấm, nhiễm khuẩn,.. Bởi trong thân và lá của Bồ công anh có chứa hoạt chất có tính kiềm cao, có tác dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, diệt nấm,…
  • Tốt cho người bị tiểu đường: Bồ công anh có tác dụng kích thích tuyến tuỵ sản xuất insulin, từ đó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại đường bị tích tụ mà hầu hết các bệnh nhân bị tiểu đường đều đang mắc phải.
  • Phòng chống ung thư hiệu quả: Một trong những tác dụng quan trọng của cây Bồ công anh đối với sức khoẻ con người đó là khả năng phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, nhất là các chứng ung thư vú, ung thư tiền liệt,…
  • Cải thiện chức năng xương: Trong Bồ công anh có chứa hàm lượng canxi rất tốt cho sự phát triển của xương khớp. Chưa hết, dược liệu này còn chứa các chất chống oxi hoá, có công dụng bảo vệ xương hiệu quả và an toàn.
  • Cải thiện hệ tiêu hoá: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn, do vậy chúng giúp cải thiện tốt hệ tiêu hoá, làm dịu đường tiêu hoá và loại bỏ các chất độc từ thực phẩm, giúp việc sinh trưởng của các vi khuẩn ruột có lợi diễn ra nhanh chóng, từ đó ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Một số bài thuốc sử dụng cây Bồ công anh

Dưới đây là những bài thuốc dân gian trong việc ứng dụng cây Bồ công anh:

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư:

  • 20g rễ bồ công anh
  • 20g lá bồ công anh
  • 40g xạ đen

Sắc hỗn hợp thảo dược vừa thu được với 1 lít nước và uống đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc hỗ trợ tắc tia sữa, sưng vú:

  • 20 gam lá bồ công anh

Đun cùng với nước và uống thay nước hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá Bồ công anh tươi, giã cùng 1 chút muối và đắp lên vị trí bị sưng. Chỉ khoảng 2-3 ngày sẽ cho kết quả khả quan rõ rệt.

Bài thuốc điều trị đau dạ dày

  • 20g lá Bồ công anh
  • 15g lá khôi tía
  • 10g Khổ sâm

Dùng tất cả đun với 1 lít nước cho đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 400ml thì dừng và chắt uống hàng ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây Bồ công anh

  • Cần bảo quản Bồ công anh khô ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm và ánh sáng trực tiếp
  • Trong thời gian sử dụng Bồ công anh, bạn nên điều trị bệnh và theo dõi tình hình sức khoẻ để phát hiện những phản ứng phụ kịp thời.
  • Không sử dụng cây Bồ công anh cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người đang cho con bú, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.

Tóm lại, cây Bồ công anh là loại cây chứa nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể con người và được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại dược liệu này, bạn cũng nên tham khảo thông tin kỹ càng và tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng hoa Bồ công anh một cách hiệu quả.

 

Related Articles

Back to top button