Cây cà gai leo có tác dụng gì? Đặc điểm và cách sử dụng
Cây cà gai leo dễ bắt gặp ở nhiều nơi trên khắp dải đất hình chữ S, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tác dụng mà loại cây này mang lại. Bài viết này chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích về tác dụng cũng như cách sử dụng cây cà gai leo ứng dụng trong các bài thuốc trong thực tiễn.
Contents
Cây cà gai leo là cây gì?
Cây cà gai leo có tên khoa học là solanum procumbens. Cà gai leo thuộc họ Solanaceae giống cây này xuất hiện nhiều ở các nước châu Á như Việt Nam, Lào, Trung Quốc…
Giống cây này còn có tên khác tương tự như cà gai dây, cà vạnh, cà bò, cà tù.
Cách phân loại cà leo gai cũng khá đa dạng: theo màu sắc hoa có cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím, theo đặc tính thì có cà gai leo khô và cà gai gai leo tươi, còn theo vùng miền thì chia ra làm hai loại cà gai leo miền Trung với cà gai leo miền Bắc và Nam. Mỗi cách phân loại dựa trên những tính chất, đặc điểm và công dụng riêng của giống cà này.
Nhìn chung cà gai leo có độ cao từ 60cm-1.5m, là loại cây nhỡ neo, sống lâu năm, phân ra rất nhiều cành. Cành dài tỏa ra xung quanh, chứa những chiếc gai nhỏ xung quanh. Lá thuôn dài, giống hình lưỡi mác, có màu xanh đặc trưng, bên dưới có lông mềm bên trên có gai, chia vân, lá mọc rậm rạp so le quanh cành. Hai loại hoa là màu trắng hoặc màu tím tùy giống cây, hoa bốn thùy bên trong có lớp nhụy vàng, cuống hoa có lông nhỏ, hoa mọc theo chùm thường có 3-5 bông. Hoa tàn thì có quả, quả cà gai leo mọng nước lúc non màu xanh khi chín có màu đỏ, bóng, nhiều hạt màu vàng, nhìn giống đĩa thận. Thông thường cà leo gai thường nở hoa vào tháng 4 đến tháng 9 và kết trái từ đó đến tháng 12.
Công dụng cây cà leo gai
Cà leo gai có thể thu hoạch cả năm, có thể thấy rễ và lá là những bộ phận được sử dụng nhiều trong các vị thuốc chữa bệnh, tuy nhiên thân, hoa, quả, cành cũng được sơ chế để trở thành những vị dược khác nhau.
Cây cà leo gai có vị the, tính ấm có những hợp chất có khả năng thải độc gan, bài tiết điều hòa chức năng gan do đó trở thành dược liệu hỗ trợ điều trị và cải thiện men gan, chữa trị các bệnh viêm gan B, xơ gan tốt nhất hiện nay.
Với điều kiện phát triển của y học hiện nay việc nghiên cứu các tinh chất trong cà gai leo phục vụ chữa bệnh đã cho kết quả tốt với các bệnh nhân viêm gan B, bệnh nhân xơ gan. Hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các tế bào xơ gan, tiến triển xấu của giai đoạn xơ gan. Hạn chế khả năng, ức chế sự phát triển các tế bào ung thư, một dược liệu phòng ngừa ung thư gan hiệu quả. Với những bước tiến này nền y học có thêm nhiều hy vọng và tìm lại cơ hội sống cho các bệnh nhân mắc phải căn bệnh gan quái ác, không chỉ vậy với nguồn dược liệu thiên nhiên sẵn có giúp tiết kiệm chi phí cho quá trình chữa trị.
Cây cà gai leo còn có tác dụng giảm đau nhanh các triệu chứng đau hạ sườn phải, hạn chế mệt mỏi, điều trị nước tiểu vàng, da niêm mạc.
Ngoài ra cây cà gai leo còn là một vị thuốc quan trọng thể chữa các bệnh như tán phong thấp, đau lưng, viêm khớp, tiêu đờm, giảm ho, trị rắn cắn, điều hòa máu…
Cách sử dụng cây cà gai leo
Với những công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại, nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả khi kết hợp cây cà leo gai với một số dược liệu đã được các chuyên gia đông y khuyên dùng như
– Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: Cây cà gai leo được coi là thần dược trong điều trị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, chống ung thư gan. Chỉ cần những nguyên liệu sẵn có như cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Sau khi sơ chế sạch sẽ, phơi khô với điều kiện nhiệt độ thích hợp thì hãm nước uống hàng ngày
– Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Ngoài cây Cà gai leo 10g ta nên kết hợp với các loại cây khác có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp như dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Sử dụng thường xuyên thay nước uống hàng ngày chắc chắn cải thiện rõ ràng tình trạng bệnh.
– Chữa chứng ho gà, suyễn: kết hợp các vị thuốc đó là cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g, cho nên đun nước uống hàng ngày thì bệnh về hô hấp nhanh chóng đẩy lùi.
– Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: rễ hoặc thân lá cà gai leo sơ chế sạch sẽ, phơi khô dưới nắng lớn có thể sao vàng để đạt mùi thơm dễ uống hơn rồi sắc uống hàng ngày.
– Làm giải rượu: Với nguyên liệu sẵn có 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước thì nhanh chóng giải độc, giải rượu, hồi sức nhanh cho người say rượu
– Chữa ho do viêm họng: Có thể sử dụng cả Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.Tính ấm của cây cà gai leo và lá chanh sẽ thanh nhiệt, giải độc giảm ngay cơn đau họng nên uống khi thuốc còn ấm đến khi cải thiện tình hình bệnh
Lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
Mặc dù có những công dụng vô cùng tốt cho điều trị các loại bệnh được đông và tây y công nhận khả năng và tác dụng nhưng khi sử dụng dược liệu này vẫn cần một số lưu ý như
- Việc thu hoạch và sơ chế phải đảm bảo an toàn vệ sinh, việc bảo quản phải trong nhiệt độ thích hợp tránh việc ẩm mốc làm hạn chế và giảm công dụng của chúng.
- Tránh nhầm lẫn cây cà gai leo với các loại cà khác nhau thì rất dễ gây nguy hiểm khi sử dụng
- Việc sử dụng cà dây leo trong thời gian dài có thể phản tác dụng ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng do đó không nên lạm dụng loại thuốc này.
- Thể trạng mỗi người là khác nhau nên nếu trong quá trình sử dụng gặp các phản ứng phụ như dị ứng, nôn…phải đến cơ sở y tế gần nhất để kịp xử lý.
- Đối với các bệnh nhân có tiểu sử như bệnh gan, bệnh tim, tiểu đường việc sử dụng phải có sự tư vấn và đồng ý của các y bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về đặc tính cũng như công dụng, cách sử dụng cây cà leo gai hiệu quả, mọi người có thể tham khảo để áp dụng khi cần. Cây cà gai leo có nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh nhưng dễ kiếm, dễ sơ chế và sử dụng, quả đúng là một loại dược phẩm quý.