Cây cau: đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Từ lâu, cây cau đã là loại cây quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam. Chúng được sử dụng trồng nhiều tại sân vườn, các công trình lớn hay đọc những hàng rào lối đi,… Ngoài khả năng mang lại những ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, cây cau còn là biểu tượng cho sự mộc mạc, thanh bình, gần gũi cho không gian xung quanh. Hơn thế nữa, cây cau còn giúp con người liên tưởng đến những không gian xưa cũ của bản làng Việt Nam. Bài viết dưới đây của chúng tôi, sẽ giúp cho quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cau cũng như những ý nghĩa và cách trồng cây cau đúng cách. Mời các bạn cũng theo dõi.
Contents
Thông tin khái quát về cây cau
1. Đặc điểm của cây cau
Cây cau hay còn gọi là cau ta, cau trầu hoặc cây ăn quả. Chúng thuộc họ Arecaceae và có tên khoa học là Areca catechu. Cây cau có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng Đông Nam Á và phía Đông Châu Phi.
Thân cây cau thường thẳng, chiều cao có thể lên đến 20m. Đường kính trung bình từ 10-15cm, do có nhiều đốt do sẹo của bẹ lá tạo thành. Vỏ thân cau thường xù xì, màu xám tro.
Lá cau mọc theo dạng lá đơn như quạt mo, bao bọc xung quanh thân. Đến khi chúng già sẽ rụng xuống và để lại sẹo trên thân cây. Các phiến lá xẻ thuỳ sâu hình dạng lông chim. Khi lá còn nong sẽ được gấp nếp với nhau tạo thành búp dọc.
Điểm nổi bật của cây cau là hoa cau. Hoa của chúng thường mọc ở nách lá, mọc thành chùm và phân nhánh. Hoa cau có mùi thoang thoảng, thanh mát và cuốn hút lạ thường. Thông thường, những cây cau trên 5 tuổi mới có khả năng ra hoa. Mùa ra hoa là từ tháng 3 đến tháng 8.
Quả cau có dạng hình trứng, lúc còn non sẽ có màu xanh. Càng về già, quả cau chuyển sang màu vàng tươi.
Cau là loại cây ưa sáng, phát triển tốt trong môi trường đất ẩm và giàu dinh dưỡng.
2. Phân bố địa lý
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cây cau ở bất ký nơi đâu. Vì chúng được trồng nhiều ở các tỉnh từ Bắc vào Nam.
3. Đặc điểm sinh thái
Cau là một cây được đánh giá là khá khó trong việc nhân giống. Vì chúng được nhân trực tiếp từ hạt của quả cau già. Bên cạnh đó, chúng có đặc điểm sinh trưởng khá chậm, chịu hạn tốt. Chỉ khi được trồng ở những nơi phù hợp, nhiều ánh sáng tự nhiên và đất tốt thì cây mới có khả năng phát triển tốt. Những vị trí có thể trồng ở trong vườn, đòi núi hay những vùng ven đồng bằng ven ao hồ.
Các loại cây cau phổ biến
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cây cau khác nhau. Dưới đây là 3 loại cây cau phổ biến nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến tất cả bạn đọc.
Cây cau ta
Cây cau ta là loại cau ăn quả. Có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Đây là loại cau phổ biến và được trồng nhiều nhất tại Việt Nam. Cây cau ta khi trưởng thành có chiều cao lên đến khoảng 15m. Dạng thân cột, lá cau xẻ thuỳ. Buồng cau nở ra hoa màu trắng mà có mùi thơm đặc trưng. Quả cau ta khi non có màu xanh và dần dần chuyển sang màu vàng khi chín.
Cây cau đỏ
Cây cau đỏ là dạng cây thân gỗ. Khác với cau ta, cau đỏ thường mọc thành bùi, dạng cây thân đốt và mọc thẳng đứng. Thân cây của chúng có màu đỏ khá nổi bật và bắt mắt. Lá cau đỏ mọc thành các tàu lớn, đối xứng nhau và có hình mũi mác dài. Cây cau đỏ có chiều cao ít hơn so với cây cau ta, chúng thường chỉ cao gần 10m.
Cây cau đuôi chồn
Cây cau đuôi chồn là loại cau khá đặc biệt. Lá cau đuôi chồn có hình dạng như đuôi chồn và có màu xanh đặc trưng. Các lá xếp vòng quanh cành và dày đặc, tủa ra xung quanh. Tương tự như những loại cau khác, cây cau đuôi chồn cũng là thân gỗ, mọc thẳng đứng và có hình trụ. Những cành lá của cây cau đuôi chồn thường tập trung chủ yếu ở phần ngọn cây. Vì vậy chúng thường mang vẻ đẹp thẩm mỹ và thu hút nhiều người lựa chọn trồng hơn.
Tác dụng của cây cau đối với đời sống
Tuỳ vào từng loại cau mà cây cau sẽ ẩn chứa một ý nghĩa và tác dụng riêng. Nhìn chúng, chúng đều có công dụng là để làm cảnh và có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà của bạn.
Nếu bạn đang cần một loại cây để trang trí trong nhà, thì cây cau cảnh sẽ là lựa chọn phù hợp. Bởi cây cau cảnh thường phát triển chậm hơn so với những loại cau khác.
Ngược lại, những loại cau lớn và có khả năng phát triển nhanh hơn thì bạn có thể lựa chọn trồng ở vườn nhà để lấy bóng mát và tăng thêm giá trị về mặt thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Quả cau là thứ quả được sử dụng nhiều trong các lễ thờ cúng hay cưới xin. Đây còn là thứ quả được các cụ sử dụng ăn với trầu để thơm miệng, chắc răng và tẩy gian sán.
Thân của cây cau khi già sẽ có độ cứng và độ bền nhất định. Do vậy chúng được sử dụng để làm cột giàn che, hay làm ống dẫn nước đều được.
Mo cau thường được ứng dụng làm quạt cầm tay phòng những ngày nắng nóng mất điện. Ngoài ra, những người khéo tay còn có thể chế mo cau thành gáo múc nước rất tiện dụng.
Ruột của cây cau được sử dụng nhiều để làm môi trường sống cho các loài cây phong lan, giúp phong lan phát triển rất tốt.
Ngoài ra, những cây cau cảnh còn giúp thanh lọc không khí hiệu quả và mang đến độ ẩm tốt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hấp thụ một số khí độc trong không khí, giúp không khí luôn trong sạch và thoáng mát.
Chưa hết, hạt cau còn là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc của Đông y. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong hạt cau có chứa các hoạt chất có khả năng phòng trừ giun sán hiệu quả và giúp thông khí. Vỏ cau cũng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc giúp lợi tiểu và phòng ngừa các bệnh như tiêu chảy, chướng bụng.
Ý nghĩa của cây cau trong phong thuỷ
Cây cau được xem là biểu tượng của phong thuỷ, chúng giúp mang đến sự sung túc, tài lộc cho gia chủ. Vì vậy, nhiều gia đình thường chọn cau để trồng trước nhà. Bên cạnh đó, với vị trí trước nhà, cây cau phát huy được khả năng là vật che chắn, bảo vệ cho ngôi nhà khỏi những năng lượng xấu và độc hai. Bên cạnh đó, chúng còn giúp khai thông vượng khí, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.
Cùng với màu xanh tươi mát, cây cau phù hợp với những người có mệnh mộc và mệnh hoả. Khi đó, cây cau sẽ giúp tiếp thêm nhiều năng lượng tích cực để 2 mệnh này luôn thành công, vui vẻ trong cuộc sống.
Phương pháp trồng và chăm sóc cây cau đúng cách giúp làm đẹp cho sân vườn
Tại Việt Nam, cây cau được nhiều người lựa chọn để trồng trong sân vườn hoặc trước cửa nhà. Với mong muốn mang đến nhiều điều thuận lợi cho gia chủ cũng như mang đến bóng mát và thu hái quả. Để trồng và chăm sóc cây cau tốt nhất thì người ta thường thực hiện các phương pháp nhân giống, đào hố để trồng, Dưới đây là phương pháp nhân giống cây cau
Phương pháp nhân giống
Hiện nay, người ta thường ứng dụng phương pháp nhân giống cau bằng quả. Bằng phương pháp này, bạn cần chọn những cây cau mẹ khoẻ, xanh tốt. Sau khi thu hoạch thì chỉ để từ 3-5 ngày. Sau đó cắt bỏ phía đầu của vỏ quả để tạo điều kiện cho mầm cây phát triển. Đưa vào ủ quả bên trong sát để cây nảy mầm. Cuối cùng mới đưa vào luống để ươm.
Đào hố để trồng
Bạn cần đào một cái hố lớn, sâu và có hình vuông. Nếu muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt thì nên bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ vào hỗ trước khi trồng cây cau con xuống.
Kỹ thuật chăm sóc cây cau
Cây cau là một trong những cây dễ trồng và ít sâu bọ đục phá. Tuy nhiên để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển cho cây, bạn nên lưu ý một số kỹ thuật dưới đây:
- Trồng cau ở những nơi có ánh sáng đầy đủ
- Duy trì tần suất tưới nước thường xuyên và làm vệ sinh xung quanh nơi trồng cây cau
- Kết hợp bón phân hoá học và phân hữu cơ để đảm bảo cho cây hấp thụ các chất dinh dưỡng
- Quan sát sự phát triển của cây để kịp thời phát hiện bệnh sớm và chữa trị cho cây.
Như vậy có thể thấy răng, cây cau cảnh là một loại cây dễ trồng mà mang lại nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống lẫn phong thuỷ. Nếu bạn đang muốn tìm mua một loại cây để trang trí cho ngôi nhà hay sân vườn nhà mình thì lựa chọn cây cau sẽ không làm cho bạn thất vọng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cây cau, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc bạn sẽ tìm được cây cau như ý mình để trồng trong khuôn viên nhà mình nhé!