Cây thuốc

Cây chó đẻ là cây gì? Đặc điểm và tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ

Cây chó để là một loại thảo dược không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Thậm chí, loài cây này còn mọc hoang ở khắp nơi và được nhiều người hái về để làm dược liệu hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến u nhọt, chữa sốt, các bệnh về gan và một số các bệnh thường gặp. Để tìm hiểu về cây chó đẻ là cây gì? Đặc điểm và tác dụng chữa bệnh của cây chó để. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi ngay bạn nhé!

Contents

Cây chó đẻ là cây gì?

Cây chó để là loài cây khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là một số vùng quê ở các tỉnh phía Bắc. Loài cây này rất dễ sống và sinh sôi nhanh chóng, thậm chí chúng có thể mọc hoang ở ven đường, những vùng đất bị bỏ hoang hay có thể là bìa rừng. Ngoài ra, loài cây này còn được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào,…

Ngoài tên gọi là chó để, loài cây này còn được gọi bằng một số tên như: Diệp hạ châu, cây rau trời, cây chó đẻ răng cưa,…

Tác dụng của cây chó đẻ

Cây chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc,  sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch và lợi tiểu. Là một loại thảo dược thiên nhiên được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau và viêm hang, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, đau bụng,… đặc biệt cây chó đẻ còn được biết đến trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về viêm gan. Cùng tìm hiểu tác dụng của cây chó để ở nội dung dưới đây:

Chữa bệnh gan

Cây chó đẻ được nghiên cứu trong việc có tác dụng nhằm chữa một số bệnh về gan. Chó để được công nhận lâm sàng và có hiệu quả cao trong điều trị bệnh gan mãn tính, viêm gan do virus và lạm dụng rượu bia gây ra.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hoá

Các dược chất tồn tại trong cây chó đẻ có khả năng kích thích trung tiện, giúp ăn ngon và thúc đẩy quá trình tiêu hoá của con người. Đến nay, trong nhiều chế phẩm đặc trị táo bón, viêm đại tràng và đau dạ dày,… chó chứa dược liệu này.

Tác dụng giảm đường huyết

Theo nghiên cứu về công dụng của cây chó đẻ trong việc hỗ trợ khi gặp vấn đề về tiểu đường cho thấy các bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng cây chó đẻ liên tục trong vòng 10-15 ngày có thể giảm lượng đường đáng kể trong máu.

Tác dụng giảm đau

Cây chó đẻ được coi là “thần dược” trong việc hỗ trợ giảm đau, chúng có tác dụng nhanh gấp 3 lần so với Morphin và gấp 4 lần so với Indomethacin. Nghiên cứu cho thấy trong cây chó đẻ có chứa hỗn hợp steroid, ester ethyl và acid gallic, hỗn hợp này giúp giảm đau nhanh, khẩn cấp.

Các bài thuốc ứng dụng cây chó đẻ

1. Chữa nhọt độc, sưng đau

Hái một nắm lá cây chó đẻ, giã cùng một ít muối tinh, lấy nước cốt uống và dùng bã đắp vào vị trí có nhọt độc, sưng đau.

2. Chữa bị thương ứ máu

Lấy một nắm lá cây chó đẻ và một nắm mần tưới, sau đó giã nhỏ cùng một ít nước. Sau đó vắt nước và uống.

Dùng bã vừa giã được đắp trực tiếp lên vị trí bị thương và ứ máu hoặc có thể hoà cùng 8-10g bột Đại hoàng thì càng phát huy công dụng.

3. Chữa chứng viêm gan vàng da, viêm ruột đi ngoài ra nước

Hái khoảng 40g cây chó đẻ, 20g cây má đề và 12g cây dành dành. Sắc lên và uống thay nước hàng ngày.

4. Chữa viêm gan do virus

Dùng 20g cây chó đẻ, mang đi sao khô và sắc nước. Cho 3 bát nước vào ấm, đun đến khi chỉ còn khoảng 1 bát nước để uống. Bởi loại thảo dược này có vị hơi đắng, do vậy để thuận tiện sử dụng, bạn có thể pha thêm chút đường phèn hoặc đường kính trắng, chia thành các lần nhỏ và sử dụng hàng ngày.

5. Chữa xơ gan cổ trướng

Dùng 100g chó đẻ sao khô, sắc với nước theo tỷ lệ 3 bát nước, lấy 1 bát. Duy trì uống từ 30-40 ngày. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý hạn chế lượng muối và tăng lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Lưu ý khi dùng cây chó đẻ

Cây chó đẻ là một loại dược liệu an toàn và lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu này, bạn cũng cần nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Không nên lạm dụng cây chó đẻ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Không sử dụng cây chó đẻ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, vì trong chó đẻ có chứa hoạt chất gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Không sử dụng cây chó đẻ với hàm lượng lớn và kéo dài, đặc biệt là những người ở thể hàn. Bởi khi chó để vào cơ thể sẽ khiến bệnh ngày càng tăng nặng, sinh ra nhiều chứng bệnh trong cơ thể.
  • Không được sử dụng cây chó đẻ để sắc nước uống hàng ngày. Bởi đây là loại cây chữa bệnh, không có tác dụng làm thuốc bổ và sử dụng thay cho nước nếu bạn không gặp các vấn đề về sức khoẻ. Việc lạm dụng cây chó để có thể làm phá vỡ hồng huyết cầu, từ đó gây suy nhược cơ thể, thậm chí gây bệnh cho bộ phận gan của chính bạn.
  • Không nên sử dụng một mình cây chó đẻ mà nên sử dụng cây chó đẻ kết hợp cùng các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu dùng mình cây chó đẻ sẽ gây tác dụng phụ, gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Cây chó để là loại dược liệu mọc ngoài tự nhiên, giá thành của dược liệu này cũng không quá cao. Do vậy, chúng được nhiều người lựa chọn trong việc dùng phòng và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh nêu trên. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia khi có ý định sử dụng cây chó đẻ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa mới cung cấp trong nội dung bài đọc sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về cây chó đẻ. Từ đó có thể sử dụng dược liệu này an toàn và hiệu quả.

Related Articles

Back to top button