Cây cỏ mực (Nhọ nồi): Đặc điểm, công dụng và các bài thuốc
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi là loại thảo dược thiên nhiên được ứng dụng trong việc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, cây cỏ mực còn giúp đào thải độc tố, cầm máu và bồi bổ vị & tỳ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc sử dụng cây cỏ mực.
Contents
Cây nhọ nồi là cây gì?
Cây nhọ nồi là loại cây thân thảo, có chiều cao lên đến 80cm. Thân của cây nhọ nồi thường có màu đỏ và được bao bọc bên ngoài một lớp lông khá cứng.
Phần lá của cây thường mọc đối hình mác và cũng được phủ một lớp lông ở 2 mặt, dài từ 2-8cm, rộng 5-15cm.
Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, có nhiều cánh nhỏ, mỏng và có màu trắng đục.
Sở dĩ người xưa thường gọi cây cỏ mực là cây nhọ nồi, là bởi vì khi vò nát lá cây sẽ chảy ra loại nước có màu đen giống như nhọ nồi.
Khu vực phân bố cây cỏ mực
Cỏ mực được phát hiện mọc nhiều ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Bên cạnh đó, người ta còn nhận định loài cây này còn xuất hiện ở một số vùng tại Ấn Độ. Cùng với đó, toàn thân của cây cỏ mực đều có khả năng ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, và có thể bảo quản ở dạng khô hay tươi đều được.
Bộ phận có thể sử dụng ở cây cỏ mực
Cỏ mực có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Thông thường, người ta thường sử dụng các bộ phận thân, lá và hoa của cây cỏ mực trong một số trường hợp cần thiết.
Theo nghiên cứu, trong cỏ mực có chứa các hoạt chất như: tinh dầu, chất đắng, caroten,… Bên cạnh đó, còn chứa cả hoạt chất chống viêm wedelolacton.
Tác dụng của cây cỏ mực
Cỏ mực là loại thảo dược được đánh giá là loài có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh khi kết hợp cùng một số thảo dược khác.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tác dụng của cây cỏ mực theo 2 phương diện:
Theo y học hiện đại
Bên trong các bộ phận có thể sử dụng được của cây cỏ mực có chứa một số các hoạt chất giúp kháng viêm hiệu quả. Các hoạt chất đó có thể kể đến như:
- Tanin: Hoạt chất có nhiều trong cây cỏ mực, có tác dụng đối với hệ tiêu hoá, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại những tác nhân gây hại của dịch vị và vi khuẩn.
- Vitamin K: có tác dụng hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày, chặn đứng các tình trạng nhue chảy máu dạ dày và liền các vết loét dạ dày.
- Carotene và Flavonozit: 2 hợp chất có tác dụng trong việc trung hoà axit, từ đó giúp các triệu chứng như ợ chua, nóng rát thượng vị, ngăn chặn trình trạng viêm loét dạ dày cho bị tiết axit quá mức gây hại cho sức khoẻ người bệnh.
- .v.v.
Theo y học cổ truyền:
Cây cỏ mực có tính hàn, vị hơi đắng, hơi chua và không có độc. Khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng đối với can và thận. Thảo dược cỏ mực được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đặc trị chứng vàng da, người bị bệnh gan, người cần bồi bổ sức khoẻ, người gặp các vấn đề về đau răng,… Bên cạnh đó, cỏ mực còn có công dụng trong khả năng cầm máu, khắc phục tình trạng tiểu ra máu, đau lưng. Thậm chí, chúng còn có hiệu quả trong việc chống đông máu, cầm máu ở tử cung.
Các bài thuốc ứng dụng từ cây nhọ nồi mà bạn nên biết
Cây nhọ nồi là loài thảo dược thiên nhiên được y học cổ truyền ứng dụng tương đối nhiều trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng và các bài thuốc ứng dụng hiệu quả từ cây nhọ nồi khi kết hợp cùng một số thảo dược thiên nhiên khác.
Dưới đây là những bài thuốc ứng dụng từ cây nhọ nồi mà bạn nên biết:
Chữa chảy máu cam
Chảy máu cam là tình trạng chảy máu ở mũi đột ngột, hiện tượng này thường xảy ra vào mùa đông, hoặc diễn ra ở những người thường xuyên mệt mỏi, xì mũi quá mạnh, mao mạch mũi mỏng.
Để hạn chế tối đa trình trạng chảy máu cam, bạn có thể dùng 20g cỏ nhọ nồi, kết hợp cùng 10g cam thảo, 10g hoè hoa. Sao khô chúng và uống liên tục 2 lần/ngày, kéo dài 30 ngày.
Chữa chứng biếng ăn, cơ thể bị suy nhược
Chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 15g cỏ mần trầu, 5g sinh khương sao khô. Sau đó cho tất cả vào ấm sắc cùng 3 chén nước dừa tươi. Cho đến khi bạn quan sát thấy nước cạn chỉ còn khoảng 2 bát thì tắt bếp.
Duy trì uống 2 lần/ngày và kéo dài từ 30-45 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Nhọ nồi trị bạch biến
Bài thuốc chữa bạch biến là một trong những tổn thương mất tế bào sắc tố da, dẫn đến tình trạng da bị giảm sắc tố với nhiều kích thước khác nhau.
Để điều trị chứng bệnh này, bạn có thể kết hợp với những nguyên liệu như: Hà thủ ô, bạch truật, đương quy, sa uyển từ, đan sâm, bạch chỉ, thiền thoái, đẳng sâm mỗi loại 15g. Sau khi rửa sạch chúng, bạn có thể cho vào và sắc cùng 500ml nước, duy trì dùng liên tục trong 15 ngày.
Cầm máu ở tử cung
Tử cung bị xuất huyết là một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ của chị em phụ nữ. Để giúp các chị em có thể vượt qua tình trạng này một cách hiệu quả, bạn có thể ứng dụng cây nhọ nồi và thục địa, kinh giới, phúc bồn tử, hoàng kỳ, trinh nữ hoàng cung, bạch thược, địa sinh. Cho tất cả sắc cùng với nhau và sử dụng.
Chữa râu tóc bị bạc sớm
Bạn có thể lấy một lượng cây cỏ mực tuỳ nhu cầu sử dụng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng nước vừa phải, sau cô lại thêm một lần nữa. Cho tất cả chúng vào lọ.
Khi cần, bạn có thể dùng từ 1-2 thìa canh, hoà nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để sử dụng. Tần suất 2 lần/ngày, sẽ giúp bổ thận, ích tinh huyết.
Chữa chứng trĩ ra máu
Dùng một nắm cỏ mực để nguyên rễ, dã nhuyễn cùng 1 chén nước nóng, tạo thành hỗn hợp để uống. Phần bã bạn có thể đắp bên ngoài búi trĩ.
Chữa chứng tiểu ra máu
Chuẩn bị cỏ mực 30g, má đề 30g, giã lấy nước uống. Ngày uống 3 chén khi đói. Hoặc bạn có thể dùng 100g cỏ mực và khoảng 3-5 lát gừng để nấu cháo ăn thay cơm.
Chữa chứng thấp khớp
Chuẩn bị nhọ nồi 16g, rễ cây cỏ xước 16g, thổ phục linh 20g, ngải cứ 12g, thương nhĩ tử 12g, hy thiêm 16g. Sao vàng, sắc đặc. Ngày uống 1 thang, sử dụng liên tục từ 7-10 ngày.
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Nhọ nồi tươi 30g, rau má 30g, sinh địa 16g, ích mẫu 16g, củ gấu 12g, quả dành dành đã sao cháy 12g, ngưu tất 12g. Cho vào cùng và sắc nước uống ngày 2 lần sau ăn.
Chữa xuất huyết dạng nhẹ
Cỏ nhọ nồi sắc cùng với hoa hoè sao vàng, cam thảo đất, lá trắc bá sao, củ sắn dây uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có tác dụng tốt trong việc chữa chứng xuất huyết thể nhẹ. Trong trường hợp người bệnh bị sốt cao, cơ thể bị mất sức, mệt lả, không nên dùng thuốc tự sắc mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số món ăn có thể kết hợp cùng cỏ mực
Ngoài những bài thuốc mà chúng tôi vừa mới kể trên, Cây cỏ mực còn được sử dụng để làm các món ăn hay thức uống thú vị. Vừa mang lại năng lượng cho cơ thể lại vừa an toàn và lành tính. Cụ thể:
- Nước ép cỏ mực: bạn có thể dùng cỏ mực tươi để ép, xay lấy nước. Pha cùng nước sôi để nguội. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong để sử dụng. Nước ép cỏ mực được đánh giá là loại nước có hiệu quả cao đối với các trường hợp bị ho ra máu, chảy máu cam hoặc tiểu tiện ra máu,… Bạn có thể duy trì tần suất sử dụng liên tục trong 30 – 40 ngày.
- Siro cỏ mực tươi và gừng: Cỏ mực 500-1000g, gừng tương khoảng 30-50h, hãm lấy nước. Sau đó cô thành dạng cao lỏng, thêm chút mật ong và khuấy đều. Mỗi ngày 1 thìa canh chia 3 lần uống. Siro cỏ mực và gừng sẽ giúp cho những trường hợp râu tóc bị bạc sớm được cải thiện, giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt, mỏi vùng lưng và thắt lưng.
- Canh cỏ mực và thịt: Tuỳ vào nhu cầu ăn của gia đình, bạn có thể chuẩn bị trọng lượng cỏ mực cần nấu canh là khác nhau. Cây cỏ mục có thể nấu canh cùng với thịt, nước luộc thịt, luộc gà đều được. Canh cỏ mực sẽ có hiệu quả đối với những phụ nữ bị rong kinh hoặc người bị bệnh trĩ xuất huyết.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cây cỏ mực (nhọ nồi) cũng như những đặc điểm, công dụng và các bài thuốc ứng dụng loại thảo dược này. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trước khi đưa ra quyết định sử dụng. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác hại của loài cây này đối với sức khoẻ của con người, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng hoặc nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.