Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Cách nhận biết và cách sử dụng
Từ trước đến nay, cây cỏ xước được nhiều người biết đến là loài cỏ mọc hoang dại ở trong vườn, sau nhà, ngoài đường,… Và ít ai biết rằng đây là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị các chứng bệnh về đau nhức xương khớp, sỏi và cho hiệu quả cao. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để xem cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì? Cách nhận biết và sử dụng cây cỏ xước sao cho hiệu quả nhất.
Contents
Khái quát về cây cỏ xước
Cỏ xước hay còn được gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất. Cây là một trong những vị thuốc có công dụng chữa được nhiều bệnh ở con người. Cây được mọc ở các nơi ở đồng ruộng, bờ bụi.
Cỏ xước là một loại thực vật thân thảo, mảnh, hơi vuông, sống nhiều năm trong tự nhiên. Cây có khả năng cao tới gần 1m, lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Kích thước của lá khoảng từ 2-4cm bề ngang và 5-12cm chiều dài.
Cây cỏ xước có hoa, mọc thành cụm ở các kẽ lá hoặc đầu cành, độ dài của hoa khoảng 30cm. Tương tự như những loài cây khác, cỏ xước cũng có khả năng kết quả, quả của chúng có hình bầu dục, bên trong chứ 1 hình trụ. Vỏ của quả khá mỏng, dính vào hạt. Mùa cỏ xước ra quả thường là từ tháng 7 đến tháng 12. Rễ cây màu vàng, có các rễ chính và rễ phụ, rễ chính phình to nên nhiều người sẽ lầm tưởng với như củ.
Cây cỏ xước có mấy loại?
Cây cỏ xước được chia làm 4 loại phổ biến:
- Loại 1: Cây cỏ xước lông trắng
- Loại 2: Cây cỏ xước Ấn Độ
- Loại 3: Cây cỏ xước xám đỏ
- Loại 4: Cây cỏ xước nguyên chủng
Tại Việt Nam, cây cỏ xước lông trắng là loại phổ biến và quen thuộc đối với tất cả mọi người. Theo đó, cây được thu hái nhiều về ứng dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Thu hái và sơ chế cây cỏ xước
Theo minh chứng, tất cả các bộ phận của cây cỏ xước đều có thể sử dụng. Trong đó phần rễ là được bộ phận được nhiều người sử dụng làm dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh.
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, cây cỏ xước có thể thu hoạch bất kể từ thời điểm nào trong năm. Cây sau khi thu hoạch sẽ được vệ sinh sạch sẽ, tách riêng các bộ phận và thái mỏng rồi mang phơi hoặc sấy khô (tuỳ điều kiện).
Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng rễ cây cỏ xước thì thời gian thu hoạch được xem là lý tưởng là vào mùa đông. Lúc này, thân và lá của cây cỏ xước đang vào thời điểm héo, rễ cây phình to và phát triển hơn. Rễ cây sau khi thu hái hãy cắt bỏ những rễ nhỏ. Phơi cho đến khi vỏ bọc bên ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Sau đó hãy cắt bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng và phơi khô là xong.
Các bộ phận của cây cỏ xước sau khi thu hoạch cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và sử dụng dần.
Công dụng của cây cỏ xước
Theo Đông y, cây cỏ xước có tính mát, có vị chua và hơi đắng, không có độc quy vào 2 kinh Can và Thận. Chúng được chứng minh có công dụng thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, cây cỏ xước còn giúp tiêu viêm, lưu thông khí huyết, giảm đau các vùng xương khớp hiệu quả…
Loài cây này được lâm sàng trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như:
- Bổ gan, mạnh gân cốt
- Hỗ trợ chữa tăng huyết áp và gây xơ vữa động mạch
- Chống viêm tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính
- Điều trị các chứng bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, phong tê thấp, thoát vị đĩa đệm, các bệnh lý liên quan đến vấn đề cột sống.
- Điều trị các chứng bệnh cảm cúm, sổ mũi do thay đổi thời tiết.
- Hỗ trợ một số chứng bệnh về đường nước tiểu như: tiểu rắt, tiểu buốt, giúp lợi tiểu,..
Cỏ xước là loại cây có nhiều công dụng, tuy nhiên chúng cũng có những tác dụng phụ không mong muốn trong suốt quá trình sử dụng mà bạn cần chú ý đó là: không nên lạm dụng sử dụng cỏ xước quá nhiều sẽ gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài kéo dài.
Do vậy, người bệnh nên cân nhắc sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu những tác dụng phụ không muốn đối với sức khoẻ.
Các bài thuốc ứng dụng từ cây cỏ xước
Chữa chứng sỏi thận, sỏi mật
Cây cỏ xước hiệu quả trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do sỏi thận và giảm hiện tượng vàng da. Chuẩn bị khoảng 30g rễ cỏ xước đã sao vàng, 30g cây mã đề, 30g cúc bách nhật cả cây, 30g cỏ mực.
Rửa sạch và cho tất cả và các nguyên liệu cùng nước vừa đủ. Ngày uống 2-3 lần và duy trì uống 1 tháng để đạt hiệu quả như mong muốn.
Điều trị chứng rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao
Chuẩn bị 20g hạt muồng sao vàng sắc cùng 30g cỏ xước và 15g ngưu tất. Mỗi ngày 1 thang uống 2-3 lần/ngày.
Hỗ trợ chữa thấp khớp
Chuẩn bị 40g rễ cỏ xước, 28g Hy thiêm, 20g Thổ phục linh, 16g Cỏ nhọ nồi, 12g Ngải cứu, 12g Thương nhĩ tử. Cho tất cả dược liệu sao vàng sắc uống 1 thang/ngày, duy trì từ 7-10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh về xương khớp thuyên giảm rõ rệt.
Điều trị gout
Một trong những công dụng được nhiều người được biết đến có tác dụng điều trị bệnh gout rất hiệu quả. Bạn có thể dùng cây cỏ xước kết hợp cùng một số thảo dược như: Lá tất bát, rễ cây cẩu trùng vĩ và rễ bưởi bung với lượng bằng nhau. Thái mỏng và cho tất cả vào chảo sao vàng.
Sắc cùng 4 bát nước khi còn 2 bát thì tắt bếp. Uống cho làm 3 lần trong ngày sáng – trưa – tối. Nên dùng từ từ 7-10 ngày. Nếu tình trạng vẫn chưa được cải thiện thì bạn có thể đi khám lại.
Hỗ trợ điều trị sổ mũi trong các trường hợp viêm mũi dị ứng
Dùng quỷ trâm thảo 20g, lá diễn 20g, rễ cây cỏ xước 30g. Sắc cùng với khoảng 400ml nước, cho đến khi còn khoảng 100ml.
Bạn nên chia thành 2 lần uống mỗi ngày và nên sử dụng khi còn ấm. Duy trì sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày.
Hỗ trợ chữa tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, xơ vữa thành mạch và nhồi máu cơ tim
Dùng 6g rễ cây cỏ xước đã sao vàng và khoảng 10 cây thành ngạnh. Sắc cùng với khoảng 3 bát nước, khi nước trong nồi cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 1-2 tháng. Bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà chúng mang lại.
Những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
Chống chỉ định với các đối tượng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người đang trong giai đoạn hành kinh
- Người đang gặp các vấn đề về dạ dày, đường ruột nên lưu ý để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Cỏ xước là một loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, được nhiều người sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Mặc dù có nhiều công dụng là vậy, nhưng trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo thông tin kỹ lưỡng về loài cây này cũng như ý kiến từ các chuyên gia để hạn chế tối đa những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn ở nội dung bài đọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cây cỏ xước cũng như những công dụng và bài thuốc ứng dụng loại cây này đối với sức khoẻ con người. Để phát huy hết công dụng của vị thuốc trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia – người có những hiểu biết sâu rộng về loại thảo dược này để kiểm soát được rủi ro và hạn chế những vấn đề không mong muốn.