Cây cúc tần có tác dụng gì? Đặc điểm và các bài thuốc từ cây cúc tần
Cây cúc tần hay còn có tên gọi khác như cầy từ bi, cây đại ngải, cây đại bi, cây hoa mai não…một giống cây mọc dại và dễ bắt gặp ở vùng nông thôn nước ta. Tuy nhiên cây cúc tần lại được coi là một dược liệu quý trong các bài thuốc chữa bệnh, bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng cũng như cách chế biến các bài thuốc từ cây cúc tần vô cùng hiệu quả.
Contents
Tổng quan về cây cúc tần
Nguồn gốc
Cây cúc tần có tên khoa học là Pluchea Indica (L) Less, thuộc chi Cúc tần – Pluchea, thuộc họ Cúc xuất hiện đầu tiên tại các quốc gia vùng châu Á như Ấn Độ hay Malaysia, tại Việt Nam cúc tần cũng được phát hiện và ngày nay còn được trồng rộng rãi để phục vụ việc nghiên cứu và chữa bệnh.
Cây cúc tần Việt Nam có tác dụng chữa bệnh, làm thuốc thường xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn các tỉnh miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An…
Đặc điểm
Cây cúc tần mọc thành bụi, thân cao 1-2m, thân nhiều cành tỏa xung quanh gốc, có những sợi lông nhỏ bao quanh.
Lá mọc so le, rậm rạp, có đường vân, dường như không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Mép có đường vân răng cưa, có mùi khá đậm, chiều dài lá từ 3-5cm hình elip, màu xanh thẫm đặc trưng.
Hoa cây cúc tần có màu tím,li ti, mọc thành chùm nhỏ, hoa tàn thì cây kết trái.
Cách sử dụng cây cúc tần.
Việc sử dụng cây cúc tần trong những bài thuốc chữa bệnh không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, việc tìm kiếm, sơ chế và sử dụng loại cây này khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Cây cúc tần có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm những vị thuốc trong các bài thuốc khác nhau. Có thể thu hoạch tất cả các mùa trong năm nhưng thường vào mùa hè và mùa thu để tiện sơ chế và bảo quản. Việc sử dụng cúc tần tùy theo mục đích mà có thể sử dụng tươi và khô.
Đối với cây cúc tần khô thì việc phơi và bảo quản phải bảo đảm độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
Công dụng của cây cúc tần.
Trong đông y
Cây cúc tần được biết đến như một dược liệu chữa bệnh, trong Đông y thì loại cây này có tính mát, vị cay, mùi thơm dịu, quy vào Thận và Kinh phế. Do đó cây cúc tần có công dụng rất hiệu quả trong việc tiêu đờm, tiêu ứ, hoạt huyết, lợi tiểu, kháng viêm, tán phong hàn, kích thích tiêu hóa… Trong Đông y loại cây này là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh hô hấp, bệnh thận, bệnh tiêu hóa…
Trong y học hiện đại
Ngày nay với sự phát triển y học hiện đại, bằng việc nghiên cứu các hoạt chất có trong cây cúc tần rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mà nguyên liệu xuất phát từ thiên nhiên.
Trong cây cúc tần chứa thành phần hóa học như ipit, canxi, vitamin C, xenluloza, protit, caroten và sắt (Fe).Bên cạnh đó còn là các hoạt chất tinh dầu có trong các bộ phận rễ, lá ví dụ như D-borneol, Cineol, Limonene, L-camphor, Acid Myristic, Acid palmitic, sesquiterpen alcol.
Với những thành phần trên, cây cúc tần có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau
- Chữa và cải thiện các bệnh về đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ giảm thiểu các bệnh ho, sốt, cảm mạo, sốt không do virus.
- Hỗ trợ điều trị và giảm đau các triệu chứng bệnh cơ xương khớp, đau nhức, đau lưng, bả vai, cánh tay, viêm khớp.
- Điều hòa đường huyết, cải thiện các bệnh đường tiết niệu, tăng cường chức năng thận, điều hòa nội tiết giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng, hấp thụ tốt .
- Dược liệu có chứa thành phần tinh dầu, hương thơm dịu nhẹ có hiệu quả điều hòa giấc ngủ, ngủ sâu yên giấc, an thần, giảm stress, chống mệt mỏi, chống trầm cảm.
- Kháng khuẩn, kháng viêm, khử các bệnh về nấm hiệu quả.
Các bài thuốc từ cây cúc tần
Chữa nhức đầu cảm sốt, ho
Bản thân cây cúc tần có vị mát, chứa nhiều khoáng chất cũng như vitamin nên đối với các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.
Sử dụng lá cúc tần, lá sả và lá chanh với tỷ lệ thích hợp sau khi sơ chế các nguyên liệu sạch sẽ thì sắc thuốc và uống khi còn nóng. Có thể dùng phần bã nấu với lượng nước nhất định và dùng xông hơi, hơi ấm của các loại thảo dược giúp giải cảm rất nhanh chóng.
Chữa đau mỏi lưng, gối, bả vai… bằng cúc tần
Sử dụng một lượng lá cúc tần bao gồm cả cành non, rửa sạch và giã nát sau đó đắp vào vùng cần chữa trị. Các vết thương, chấn thương dẫn đến đau khớp, đau lưng,…nhanh chóng được giảm đau, giảm sưng tránh viêm từ cây cúc tần.
Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp
Đối với bài thuốc chữa các bệnh viêm khớp nên sử dụng kết hợp cả cây cúc tần với những loại thảo dược thiên nhiên như rễ bưởi, đinh lăng… Sử dụng 15 – 20 gram rễ cây cúc tần với rễ cây bưởi bung, rễ trinh nữ mỗi vị 20 gram và cam thảo dây, đinh lăng mỗi vị 10 gram. Sắc thuốc và uống liên tục trong 5 – 7 ngày, giúp chữa thấp khớp và giảm đau nhức xương.
Chữa viêm khí quản
Nguyên liệu cho bài thuốc này đó là 20 gram cúc tần già, gạo 2 nắm vo sạch, 3gram gừng đã được thái nhỏ cùng với 50 gram thịt lợn nạc đã băm nhuyễn. Sơ chế tất cả nguyên liệu rồi cho nên nấu cháo, thêm gia vị vừa ăn và sử dụng khi cháo còn nóng để tăng hương vị, sử dụng 3-4 ngày để đạt hiệu quả.
Giảm căng thẳng bằng cúc tần
Sử dụng 50 gram cúc tần với 50 gram hoa cúc trắng, 100 gram óc lợn và 100 gram đu đủ vừa chín tới hầm canh, sử dụng khi canh còn nóng. Những hoạt chất trong cây cúc tần kết hợp với chất đạm từ óc heo được nấu kỹ giúp cải thiện tinh thần, giảm mệt mỏi, stress, giúp tinh thần thoải mái nhanh chóng.
Chữa bệnh trĩ
Kết hợp các nguyên liệu từ lá cây thiên nhiên như lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung và lá lốt, mỗi thứ một nắm cùng với một vài lát nghệ. Nấu nước rồi dùng nước xông hậu môn khoảng 15 phút. Các nguyên liệu giúp kháng viêm, chống sưng, giảm đau giúp người bị trĩ nhanh chóng bớt đau, nếu tình trạng bệnh nhẹ thì kiên trì sử dụng phương pháp này thì búi trĩ sẽ có thể co lại.
Điều trị chứng bí tiểu
Nếu bạn đang gặp vấn đề về đường tiết niệu thì nhanh chóng kiếm cay cúc tần tươi thì giã lấy nước cốt nếu khô thì đun nước uống hàng ngày thay nước lọc tình trạng bí tiểu sẽ nhanh chóng được cải thiện
Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa
Cây cúc tần có tính mát, chứa nhiều khoáng chất kết hợp các chất vitamin, chất xơ vô cùng có lợi cho đường tiêu hóa. Nếu bạn đang có vấn đề hay đường tiêu hóa kém, khả năng hấp thụ chất kém vậy hãy sử dụng cúc tần sau mỗi bữa ăn,
người bệnh hái một nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và ăn sống.
Cây cúc tần là một vị thuốc quan trọng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, tuy nhiên việc tự sơ chế, sử dụng loại cây này phải được sự tư vấn của các chuyên gia y tế đặc biệt là với những bệnh nhân có bệnh lý.