Cây – Hoa

Cây đa: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng

Hình ảnh cây đa đầu làng là hình ảnh tuyệt đẹp, là biểu tượng cho truyền thống văn hóa nét đẹp bình yên nơi làng quê Việt Nam. Ngày nay cây đa không chỉ đơn thuần là đại diện cho văn hóa xóm làng, người ta trồng đa để tô đẹp cho không gian, cho thú chơi phong thủy…Bài viết này của chúng tôi mang đến những thông tin cụ thể về cây đa, cách  trồng và hướng chăm sóc cây tốt nhất.

Contents

Vài nét về cây đa.

Cây đa tiếng anh là Banyan Tree và có tên khoa học là Ficus Bengalensis thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Cây đa bao thăng trầm gắn bó với nhân dân Việt Nam, chứng kiến lịch sử huy hoàng, chứng kiến đất nước đi lên trong đau khổ khói bom đến ngày hòa bình, giành độc lập.

Bóng dáng cây đa gắn liền với chiều dài lịch sử, trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất mỗi làng quê, xóm nhỏ, mang giá trị văn hóa, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

Hình ảnh cây đa quen thuộc đi vào trí nhớ  mỗi người dân, chả thế mà nhắc đến cây đa là nhắc đến những câu thơ câu ca dao kinh điển “Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say” hay ” Dời chân bước xuống lễ đình, họa chăng có gặp bạn tình hay không”.

Việt Nam có cây đa Tân Trào tại Tuyên Quang gắn liền với chiến thắng lịch sử cách mạng tháng Tám vẻ vang, hay cây đa 13 gốc tại Hải Phòng là cây cổ thụ lâu đời nhất được ghi danh vào cây di sản quốc gia rất vào năm 2014 linh thiêng.

Đặc điểm của cây đa.

Cây đa cùng chi với cây xanh nên nhiều người thường nhầm hai loại cây này với nhau. Tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau về tên khoa học, các đặc điểm hình dạng cũng có những nét khác biệt.

Với sức sống mãnh liệt, cây đa có đặc điểm sinh trưởng cũng rất đặc biệt. Loại cây này có thể mọc từ hạt trên một loại cây khác, rễ của chúng phát triển đến độ có thể cắm, chạm xuống mặt đất thì lúc này cây đa có thể tự mình phát triển mà không cần nhờ vào cây khác nữa, chúng có thể làm chết cả cây trước kia “sống nhờ”.

Cây đa có bộ rễ với những chiếc rễ dài đến mấy chục mét, mọc thẳng từ thân xuống mặt đất. Rễ cây ngoằn ngoèo, có màu nâu đặc trưng, có thể nói một cây đa đẹp là do bộ rễ, những chiếc rễ đa làm nên vẻ đẹp rất đặc biệt cho giống cây này.

Thân cây to cao lớn, có thể bám vào những tảng đá để tạo thế, tạo dáng. Lá cây to vừa, màu xanh đặc trưng, bên trên có gân nhỏ. Lá mọc xum xuê tạo tán lá cây đa rộng, tỏa bóng mát cả một vùng, như chiếc dù xanh khổng lồ.

Cây đa cũng có quả, những chùm quả nhỏ có màu đỏ thẫm, đầu chúng hơi nhọn chúm chím trên cành đa tạo thành điểm nhấn rất đặc biệt.

Cây đa có mấy loại?

Cây đa cũng có nhiều loại khác nhau theo thời gian tiến hóa và phát triển

Cây đa búp đỏ: Loại cây này được trồng phổ biến tại Việt Nam, trong vườn nhà, trong công viên, trên đường phố… Cây cao tầm 30-40m, đặc điểm đặc trưng là ngoài những chiếc lá xanh đậm, xanh mát thì giống cây này có những chiếc búp non màu đỏ trên đầu ngọn. Nét đẹp nổi bật, dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn đầu tiên đó chính là lý do đa búp đỏ được ưa chuộng như vậy.

Cây đa bồ đề: Cây có hình dáng khá to lớn, độ cao lên đến 30m, bán kính thân cũng khá lớn. Lá cây đa bồ đề màu xanh nhưng hình trái tim kéo dài, quả màu xanh khá nhỏ. Cây được trồng nhiều ở đầu làng, tại đình, chùa, miếu..

Cây đa lông: Có tên gọi như vậy là bởi lúc còn nhỏ thân cây cũng như lá cây đa có lớp lông nhỏ bao quanh nhưng khi trưởng thành thì lớp lông này biến mất, chúng trở nên nhẵn nhụi hơn nhiều. Lá cây hình bầu dục, có vân lá nổi lên mặt khá rõ, quả nhỏ mọc thành từng chùm.

Công dụng của cây đa.

Làm cảnh

Cây đa có vẻ đẹp đặc biệt , bản thân chúng toát lên vẻ đẹp cổ kính, sang trọng. Lá ,rễ tất cả đều cuốn hút tạo nên nét hấp dẫn riêng không trộn lẫn của cây mỗi giống cây đa. Cây đa làm đẹp cho không gian sống vì thế chúng được trồng nhiều khu dân cư, trong những vườn cây cảnh…Với những không gian tiết kiệm hơn như văn phòng, phòng khách, bàn làm việc thì một chậu cây đa nhỏ xinh cũng trở thành điểm nhấn vô cùng khác biệt.

Làm thuốc

Theo kinh nghiệm dân gian cũng như các nghiên cứu về y học thì các bộ phận  trên cây đa có công dụng như một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Có thể kể đến như lá cây có tác dụng chữa cảm hay dùng trong chăn nuôi thủy sản. Vỏ cây đa, rễ cây đa có công dụng trong bài thuốc đông máu, kháng khuẩn, viêm nấm, đường huyết rất tốt.

Làm bóng mát

Che mát cả khung trời, với tán lá to rộng của mình khả năng điều hòa , thanh lọc không khí, bụi của cây đa rất tốt mang lại không gian thoáng mát, dễ chịu, thoải mái.

Ý nghĩa cây đa

Nhắc đến làng quê Việt là nhắc đến hình ảnh cây đa – giếng nước – mái đình, đó là biểu tượng truyền thống văn hóa, cho lịch sử lâu đời của mỗi làng quê. Gốc đa trở thành điểm hẹn của những đêm trăng hóng mát nói chuyện, là nơi dừng chân uống ly trà xanh mỗi buổi làm đồng, là kỉ niệm của lũ trẻ trong làng, là hoài niệm của những đứa con xa quê. Cây đa được ví như cây của vũ trụ, kết nối giữa mây trời và mặt đất. Cũng bởi những giá  trị cây đa mang lại mà hình bóng cây đa dường như trở nên cổ kính, thiêng liêng.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, bóng đa dần mất đi nhiều chính vì thế những người yêu cây cảnh đang tìm cách trồng lại hình bóng ấy. Cây đa còn mang ý nghĩa cho những người chọn đa làm cây phong thủy. Với mong muốn xua đuổi tà ma, xua đuổi điềm dữ, những điềm xấu để đón nguồn khí mới, những điều may mắn, tiền tài, phúc lộc.

Cách trồng và chăm sóc cây đa.

Cây đa là một loại cây dễ sinh trưởng, dù ở điều kiện thời tiết hay môi trường nào chỉ cần một quả đa có cơ hội thì nhất định chúng sẽ trở thành cây.

Có hai cách trồng đa phổ biến hiện nay là chiết cành hoặc chính bằng hạt.Khi trồng đa và chăm sóc cần chú ý một số điều quan trọng như sau

  • Đất trồng: cây đa không kén đất, bất kì môi trường đất như khô cằn, đất sỏi, hay cả đất bùn chua, không gian hẹp thì cây đa cũng có thể sinh trưởng. Nếu cây đa trồng trong chậu thì việc thay chậu cũng nên được chú ý một chút.
  • Ánh sáng: lựa chọn không gian phù hợp cho cây đa phát triển, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây đa lúc còn bé, dễ khiến đa bị khô héo. Nhiệt độ 25-28 độ thích hợp cho cây phát triển.
  • Nước: mới trồng thì cây cần được cung cấp đủ nước, tưới thường xuyên 3-4 lần/tuần, cây trưởng thành thì việc chăm sóc đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.

Nhìn chung chăm sóc cây đa không tốn quá nhiều công, khi cây cao được tầm 1,5m nên tỉa lá và đều đặn hàng năm, cây còn bé việc tạo thế, uốn nắn dáng cây theo sở thích cũng dễ dàng hơn. Bón phân cũng như các loại phân hữu cơ là điều kiện giúp cây phát triển, có nguồn dưỡng chất nuôi cây khỏe đẹp hơn.

Một lưu ý nữa khi trồng và chăm sóc cây đa đó là dù sức sống mãnh liệt nhưng loại cây này cũng khá   nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nên dễ rụng lá và chết, do đó cần linh hoạt quan sát để có thay đổi nhiệt độ, vị trí cho cây.

Cây đa mang nhiều ý nghĩa giá trị sau vẻ đẹp cổ kính của nó, mỗi giống cây đa có những điểm đặc biệt, những nét đẹp khác nhau. Vì thế với những thông tin cung cấp về đặc điểm của từng loại đa và cách chăm sóc, trồng chúng mong rằng giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn và chăm sóc cây đa theo sở thích của mình.

Related Articles

Back to top button