Cây đinh lăng có tác dụng gì? Các bài thuốc và cách dùng cây đinh lăng chữa bệnh
Cây đinh lăng là loại cây thuốc quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ngoài công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận và điều kinh,… Cây đinh lăng còn có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khoẻ và được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm. Để giúp bạn có thêm thông tin về tác dụng của cây đinh lăng, các bài thuốc và cách dùng cây lăng chữa bệnh, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Contents
Cây đinh lăng là gì?
Tổng quan về cây đinh lăng
Đinh lăng là một cây thân nhãn, không có gai, có chiều cao từ 1-2m. Đinh lăng có lá mọc so le, thường mọc kép, lá chét có các răng cưa nhọn. Khi chúng được vò nát sẽ có mùi thơm khá đặc trưng, lá có cuống hơi dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối.
Đinh lăng cũng có hoa. Hoa thường mọc ở ngọn thành hình chùy và thường có màu lục nhạt hoặc màu trắng xám. Sau khi hoa tàn cây sẽ ra quả, quả cây đinh lăng có hình trứng rộng, hơi dẹt, màu trắng bạc. Thời điểm cây có quả thường vào tháng 4 đến tháng 7.
Cây đinh lăng là cây ưa trồng ở những nơi có độ ẩm cao và bóng râm. Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau và có khả năng tái sinh vô tính khoẻ hơn so với nhiều loại cây khác.
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cây đinh lăng ở các vườn nha, đình chùa, trạm xá, bệnh viện,… hay bất cứ khuôn viên nào. Bởi ngoài khả năng giúp chữa bệnh, cây đinh lăng còn có chức năng làm cảnh hoặc làm gia vị ăn kèm một số món ăn.
Bộ phận dùng của cây đinh lăng
Chúng ta có thể sử dụng cả lá và phần rễ cây đinh lăng. Tuy nhiên, bộ phận được sử dụng nhiều nhất đó là rễ cây đã phơi hoặc sấy khô.
Thời điểm được cho là thu hoạch phù hợp cây đinh lăng phù hợp là sau khi cây trồng trên 5 năm và vào mùa thu đông. Lúc này, cây đinh lăng sẽ có rễ mềm và có chứa nhiều hoạt chất nhất.
Cách thu hái rễ cây đinh lăng là đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, sau đó thái thành lát mỏng và phơi khô hoặc sấy. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng phương pháp đinh lăng chế rượu gừng và mật bằng cách: tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng và sao trên lửa nhỏ. Tẩm thêm mật ong và trộn đều cho mật ong thấm vào đinh lăng sau đó lại tiếp tục sao cho thơm.
Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Đinh lăng là loài cây có chứa nhiều công dụng hữu ích đối với con người. Dưới đây là một số tác dụng của cây đinh lăng:
- Hỗ trợ tăng cường thể lực cho con người
- Chức năng làm thuốc bổ và giúp tăng cân
- Tăng hiệu quả của cloroquin trong việc điều trị sốt rét
- Tăng co bóp ở tử cung và tăng tiết niệu
- Giúp an thần, chữa chứng mất ngủ
- Có tác dụng cân bằng nội tiết estrogen trong cơ thể
Theo Đông y, rễ cây Đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá đinh lăng có vị hơi nhạt, khá đắng, tính bình. 2 bộ phận này của cây được chứng mình sẽ giúp bổ tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm và giải độc hiệu quả.
Còn theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
- Tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, beta. Từ đó tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
- Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
- Kích thích các tế bào các miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số bài thuốc dân gian ứng dụng cây đinh lăng
Chữa mệt mỏi
Chuẩn bị khoảng 5g rễ đinh lăng đã phơi khô, cho đun cùng 100ml nước. Đun sôi trong vòng 15 phút. Hỗn dịch thu được sử dụng từ 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa sốt, nhức đầu, ho, tức ngực
Chuẩn bị đinh lăng tươi 30g, lá chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các dược liệu sau khi sơ chế sạch sẽ cho đun cùng 250ml nước. Để nước sôi khoảng 20 phút. Hỗn dịch thu được chia uống 3 lần trong ngày, duy trì sử dụng từ 5-10 người.
Cải thiện đường tiêu hoá
Nước lá đinh lăng hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng về tiêu hoá như: tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách lấy một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày.
Tăng cường sức khoẻ
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên sử dụng lá đinh lăng nấu canh cùng thịt hoặc cá để bồi bổ cơ thể. Thực hiện bài thuốc này liên tục sẽ giúp cơ thể sảng khoái, đào thải độc tố ra bên ngoài.
Giúp làm trắng da
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp làm trắng da an toàn được chị em phụ nữ ứng dụng. Trong đó phương pháp sử dụng cây đinh lăng được đánh giá là mang lại hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm.
Bạn chỉ cần sử dụng lá cây đinh lăng đun nước và tắm như bình thường, tinh chất của lá đinh lăng sẽ cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm và tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.
Điều trị mụn hiệu quả
Dùng một nắm lá đinh lăng tươi sau đó rửa sạch, giã nhuyễn cùng một ít muối hạt. Sau đó sử dụng hỗn hợp đắp lên vị trí đang bị mụn. Đợi đến khi hỗn hợp khô lại thì mang đi rửa sạch bằng nước. Nên duy trì mỗi ngày 1 lần vào buổi tối hoặc buổi sáng để làm tăng hiệu quả của bài thuốc.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng cây đinh lăng
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác chứng minh được cây đinh lăng có độc tố. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng, tránh lạm dụng quá mức để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều saponin – hợp chất có khả năng làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên và liều dùng đúng cách. Việc lạm dụng cây đinh lăng có thể dẫn đến một số biến chứng như: say thuốc, có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí là gây tiêu chảy.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc sử dụng cây đinh lăng. Hơn ai hết, chúng tôi muốn góp phần giúp bạn có thêm kiến thức về loại dược liệu quý này, từ đó ứng dụng hiệu quả và phù hợp trong cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cây đinh lăng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất bạn nhé!