Cây duối: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây duối là loại cây được đánh giá cao về sức sống mãnh liệt và sự thích nghi nhanh chóng với môi trường ngay cả khi trong điều kiện khắc nghiệt. Hiện nay, cây duối được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: lấy bóng máy, trang trí hoặc làm dược liệu. Tuy là loại cây quen thuộc với người dân tại Việt Nam, nhưng có rất nhiều người không biết về đặc điểm, tác dụng cũng như cách trồng cây duối. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời tất cả những thắc mắc này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Contents
Khái quát về cây duối
Giới thiệu tổng quan về cây duối
Cây duối hay còn gọi là cây dúi, cây hoàng anh, cây duối cảnh,… Là một loài thuộc họ dâu tằm, với tên khoa học là Streblus asper.
Trước đây, người ta tìm thấy cây duối ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp cây duối ở các vùng quê. Chúng được ứng dụng để trồng thành bụi để tạo hình như hàng rào bao quanh.
Đặc điểm của cây duối
Cây duối có chiều cao trung bình từ 4-8m với lá nhọn. Lá cây duối có hình trứng, màu xanh thẫm, với chiều dài khoảng 3-7cm và bản rộng từ 2-3cm.
Cây duối là dạng cây thân gỗ, nếu trồng cảnh thì sẽ được cắt tỉa để hạn chế sự phát triển.
Rễ cây duối là rễ cọc, to và ăn sâu vào đất. Cũng chính bởi đặc điểm này mà cây dưới có khả năng phát triển mạnh khoẻ trong điều kiện khắc nghiệt.
Thân và cành của cây duối thường sần sùi, chằng chịt những đường vân nổi, cũng nhờ vào đặc điểm này mà người chơi cây cảnh mới dễ dàng tạo dáng cây duối thành các dáng bonsai trông rất thu hút và làm tăng giá trị của cây duối.
Cây bonsai là loài đơn tính, một cây duối chỉ có thể ra hoa đực hoặc hoa cái. Hoa dưới đực thường mọc ở đầu cuống, có cành ngắn. Còn hoa dưới cái thì thường mọc lẻ và mọc riêng trên từng cuống.
Cũng như những loài cây khác, cây duối cũng có khả năng ra quả, quả duối có dạng căng mọng, lúc xanh quả có màu xanh nhạt, khi chín có màu vàng tươi và có râu cắm ở mỗi quả.
Đây là loài thực vật có tốc độ sinh trưởng chậm, sống lâu năm, ưa những nơi có độ ẩm cao, ưa ánh sáng và có khả năng chịu ngập tốt. Bên cạnh đó, cây dưới còn có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Do vậy chúng khá dễ trồng và thuận tiện chăm sóc.
Tác dụng của cây duối
Trong đời sống
Cây duối là cây thân gỗ và có chiều cao trung bình. Tuy nhiên, loài cây này lại cho bóng mát khá rộng lớn. Do vậy, chúng được nhiều người sử dụng để trồng trong khuôn viên sân vườn để tạo bóng mát.
Ngoài ra, cây duối còn được đánh giá cao về khả năng hút bụi và loại bỏ một số chất độc có trong không khí. Từ đó giúp mang đến bầu không khí trong sạch, thoáng mát và bảo vệ sức khoẻ cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Trong phong thuỷ
Cây duối là loại cây lâu năm, do vậy chúng được yêu thích để trồng với ý nghĩa phong thuỷ với mong muốn mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Theo đó, cây duối còn có khả năng trừ tà khí, diệt trừ yêu ma và mang đến cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho cả gia đình.
Hiện nay, người ta thường chọn cây duối để làm quà tặng trong một dịp đặc biệt như: tân gia, sinh nhật, khai trương,… với ước mong cầu chúc cho gia chủ luôn bình an và may mắn.
Trong y học
Trong Đông y, cây duối được đánh giá là một loại dược liệu quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị một số chứng bệnh ở con người như:
- Giảm sưng đau do viêm nhiễm
- Chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn đến các vết thương hở
- Ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn
- Bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tim mạch
- Khả năng xua đuổi một số loại côn trùng trong môi trường xung quanh
- Chữa các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da, á sừng,…
Các bộ phận thường được ứng dụng để bào chế thành các dược liệu giúp điều trị một số chứng bệnh thường gặp ở người từ cây dưới là: lá, hoa, rễ và vỏ cây. Để sử dụng đúng cách các bộ phận này khi điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc các bác sĩ có chuyên môn để có được lời khuyên chính xác nhất trước khi quyết định sử dụng.
Một số điểm bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng cây duối
Cây duối là loại thực vật có nhiều công dụng đối với đời sống và sức khoẻ của con người. Dù có nhiều tác dụng hữu ích là vậy nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây trước khi sử dụng cây duối trong quá trình điều trị bệnh.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ về những ảnh hưởng của cây duối đối với cơ thể người. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số trường hợp sử dụng cây duối dẫn đến các trưởng hợp bị dị ứng, phát ban và ngứa da, thậm chí còn gây tiêu chảy. Do đó, bạn cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình hoặc có thể sử dụng cây duối với liều lượng nhỏ trước khi quyết định sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người già và trẻ nhỏ thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định sử dụng cây duối để hạn chế tối đa những tác dụng phụ ngoài mong muốn của loài cây này.
Cách trồng và chăm sóc cây duối đúng cách
Phương pháp trồng
Hiện nay, chúng ta có thể trồng cây đuối bằng 2 hình thức là gieo hạt giống hoặc giâm cành. Để tiết kiệm được thời gian và công sức, bạn có thể lựa chọn hình thức giâm cành từ những cây mẹ khoẻ mạnh.
Bạn nên chọn những cây duối không bị sâu bệnh xâm nhập, cạo một chút vỏ cho mủ chảy bớt ra rồi cắm cành vào bầu đất đã chuẩn bị. Trong suốt quá trình giâm cành, bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây để cây có thể phát triển rễ trong thời gian nhanh nhất.
Lựa chọn đất trồng
Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây duối, bạn nên chọn những loại đất trồng giàu dinh dưỡng, có độ thông thoáng và tơi xốp. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh cho đất để cung cấp thêm dinh dưỡng, giúp cây phát triển khoẻ mạnh.
Tưới nước
Đây là loại cây ưa nước ở mức trung bình. Tần suất từ 3-4 lần/tuần được xem là tần suất phù hợp với sự phát triển của cây duối.
Nếu gặp thời tiết mưa nhiều thì bạn có thể không tưới cây cũng được. Trong trường hợp mùa khô kéo dài, bạn có thể gia tăng số lần tưới cho cây để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển khoẻ mạnh.
Ánh sáng
Cây duối được đánh giá là loài ưa sống ở môi trường có nhiều ánh sáng tự nhiên, giúp cây quang hợp tốt, tạo ra những tán lá rậm rạp, xanh mướt. Do vậy, bạn nên chọn trồng cây duối ở những vị trí có nhiều ánh sáng nhé!
Cắt tỉa
Nếu bạn trồng cây duối bonsai thì nên duy trì tần suất cắt tỉa lá và cành cho cây để tạo dáng và thế cho cây, đặc biệt là những cành bị già yếu, khô héo.
Phòng sâu bệnh
Cũng giống nhiều loại cây khác, cây duối cũng dễ dàng bị nhiều loại sâu bệnh xâm nhập, ăn lá và đục thân. Do đó, trong suốt quá trình cây duối sinh trưởng và phát triển, bạn nên quan tâm quan sát để phát hiện kịp thời sâu bệnh gây ra cho cây. Nếu phát hiện sâu bệnh, hãy nhanh chóng ghé thăm cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và tìm mua sản phẩm phù hợp đề trị bệnh cho cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây duối
Để cây duối sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình trồng và chăm sóc cây, cụ thể:
- Mùa xuân là thời điểm được đánh giá là phù hợp nhất để trồng cây duối
- Cây duối là loại cây ưa độ ẩm cao và có khả năng chịu được trong môi trường ngập úng.
- Nếu bạn sử dụng cây duối ở dạng bonsai, thì thời điểm để uốn cành phù hợp nhất là khi lá đã rụng hết và vào mùa đông. Bởi đây là thời điểm thân cây mềm và dễ uốn.
- Để sở hữu một cây bonsai với dáng đẹp, ngoài việc uốn cành theo ý của mình, bạn cần kết hợp với quá trình chăm bón đúng cách để hạn chế sự phát triển của lá. Từ đó thì cây mới có dáng cây như mong muốn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về đặc điểm, tác dụng và cách trồng, chăm sóc cây duối hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn trong quá trình tìm loại cây để trồng trong nhà mình. Chúc bạn sẽ sớm tìm được cây duối phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình!