Cây phong thủy

Cây dương xỉ: đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng

Nhờ vào khả năng thải độc và cải thiện tình trạng ô nhiễm nhanh chóng, cây dương xỉ đã trở thành loại cây được nhiều người săn đón. Bên cạnh đó, dương xỉ còn có nhiều chủng loại, mỗi chủng loại có hình dáng và kích thước khác nhau. Vậy đặc điểm của dương xỉ là gì và những ý nghĩa cũng như cách trồng cây dương xỉ ra sao, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi ngay nhé!

Contents

Giới thiệu về cây dương xỉ

Cây dương xỉ có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia, có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới. Chiều cao của cây từ 15-30cm, tán rộng khoảng 20cm.

Dương xỉ là loài thân thảo, có màu xanh, sống quanh năm tại nhiều vùng địa hình khác nhau như vách núi, bìa rừng thậm chí chúng còn có khả năng cộng sinh ở một số thân cây khác trong trường hợp đủ điều kiện sống. Tuỳ thuộc vào từng loại giống dương xỉ mà chiều cao của cây có thể khác nhau.

Lá dương xỉ có nhiều kiểu rất đa dạng, từ thuôn dài đến bầu dục. Lá dương xỉ dạng kép, mọc thành cụm, hình dáng tương tự giống như chiếc lược, lá thường cuộn tròn và có lông khi còn non. Lúc trưởng thành, dưới mặt các lá dương xỉ có các đốm màu nâu, hình bầu dục, gọi là bào tử. Theo gió, nước trong bào tử được phân tán đi khắp nơi, từ đỏ phát triển thành cây dương xỉ con.

Dương xỉ là loài cây ưa bóng râm, màu của lá dương xỉ phụ thuộc vào môi trường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hay ít, nếu trồng ở những nơi nhiều nắng thì lá có màu xanh nhạt hơn, còn ở những nơi có bóng râm, lá dương xỉ thường có màu xanh đậm hơn.

Cách phân biệt các loại dương xỉ

Theo phát hiện của các chuyên gia, trên thế giới hiện có hơn 12.000 loài dương xỉ, kích thước khác nhau, từ những loài dương xỉ có thân nhỏ đến những loài dương xỉ khổng lồ. Tuy nhiên, do tác động của con người cũng như môi trường sống mà nhiều loài dương xỉ đã có dấu hiệu giảm sút về số lượng.

Trên thế giới có 3 loài dương xỉ phổ biến được trồng làm cảnh và trồng thuỷ sinh trong nhà bao gồm: Dương xỉ cảnh, Dương xỉ thân gỗ và Dương xỉ thuỷ sinh. Cách phân biệt các loại dương xỉ này cụ thể ra sao, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Dương xỉ cảnh 

Lá dương xỉ cảnh khá nhỏ, mọc thành dạng bụi khóm với sự hợp lại của nhiều cây. Chiều cao của dương xỉ cảnh khoảng chừng 1m. Lá của chúng có màu xanh, mọc từ thân lên đến ngọn và nhiều lá nhỏ phủ sang 2 bên.

Dương xỉ cảnh được nhiều người lựa chọn để trồng và trưng bày tại các phòng khách, bàn làm việc, cảnh cửa sổ, ban công,… giúp ngôi nhà trở nên duy mỹ hơn. Bên cạnh đó, cây dương xỉ còn giúp thanh tẩy không khí trong không gian nhà bạn.

Dương xỉ cổ đại 

Dương xỉ cổ đại hay còn lại là dương xỉ rừng, loài cây có kích thước lớn hơn và thường mọc ở các nơi có khí hậu ẩm ướt. Dương xỉ cổ đại là loài cây dáng to, chiều cao hơn 1m, cây cao nhất có thể lên đến 10m.

Những cây dương xỉ cổ đại mọc trong rừng râu, khó khai thác có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Thân cây to màu nâu, vỏ ngoài xì xì. Phần ngọn cây khá xanh tốt.

Dương xỉ thuỷ sinh 

Là loài dương xỉ được trồng nhiều ở các bể cá thuỷ sinh. Khi đó, chúng sẽ bám vào các khúc gỗ hoặc bám vào các hốc đá để sinh trưởng và phát triển. Cây có thể thuận tiện phát triển trong điều kiện ánh sáng nhẹ và nhiệt độ lý tưởng từ 22-24 độ C.

Tốc độ phát triển của dương xỉ thuỷ sinh khá chậm, do vậy chiều cao của cây này chỉ từ 10-30cm.

Hiện nay, dương xỉ thuỷ sinh cũng có khá nhiều loại, nhưng phổ biến nhất vẫn là: dương xỉ JAVA, dương xỉ lá hẹp, dương xỉ lá kim, dương xỉ lá nho,…

Tác dụng của cây dương xỉ

  • Dương xỉ khi trồng trong nhà sẽ có tác dụng hấp thụ tốt các chất độc hại có trong không khí, từ đó giúp cho không khí căn nhà của bạn được trong lành, ngăn ngừa các nhân tố gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.
  • Ngoài ra, khi lựa chọn trồng cây dương xỉ trong nhà sẽ giúp căn nhà của bạn có thêm không gian xanh, từ đó giúp làm giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc sau ngày dài mệt mỏi.
  • Trồng cây dương xỉ dưới mặt đất, sẽ giúp hấp thụ các độc tố asen có trong đất, giúp làm sạch nguồn nước khỏi sự xâm nhập của các chất gây ôm nhiễm.
  • Trong Đông y, cây dương xỉ là một trong những thảo dược có giá trị cao đối với sức khoẻ con người. Chúng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc như: chữa lang ben, bạch biến, chữa mỏi gối, đau lưng, cầm máu, chữa phong tê thấp, đau lưng,…
  • Ngoài ra, lá dương xỉ được nhiều chị em nội trợ chọn làm nguyên liệu trang trí cho bình hoa hằng ngày trong nhà, trông rất đẹp mắt.

Trồng cây dương xỉ có ý nghĩa gì?

Như chúng ta đã biết, màu xanh là màu tượng trưng cho sự sống, tươi mới và sự phát triển. Những loài cây dễ chăm sóc, cành lá xum xuê là ý nghĩa tượng trưng cho gia đình sum vầy, con cháu hiếu thuận.

Bên cạnh đó, cây dương xỉ còn nhiều người lựa chọn làm món quà tặng cho bạn bè, người thân trong những dịp đặc biệt như một cách thể hiện tình cảm và mong ước chúc cho người nhận luôn mạnh khoẻ, vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cây dương xỉ còn giúp cho không khí của căn nhà trở nên trong lành, như một cách bảo vệ đường hô hấp cho cả gia đình.

Mệnh nào hợp với cây dương xỉ?

Cây dương xỉ là một loài cây được nhiều người yêu thích bởi dáng vẻ bên ngoài của chúng. Bên cạnh đó, loài cây này còn có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong thuỷ. Để phát huy được công dụng và ý nghĩa của loài cây này đối với gia chủ, bạn cần cân nhắc chọn mệnh phù hợp với cây.

Theo nguyên tắc ngũ hành, màu xanh của dương xỉ rất phù hợp với những người mệnh mộc. Do vậy, những người mệnh mộc có thể chọn dương xỉ để trưng bày trong căn nhà hoặc bàn làm việc của mình.

Ngoài ra, theo nguyên tắc này, Mộc sinh Hoả, chính vì vậy cây dương xỉ cũng thích hợp với những người mệnh hoả.

Vị trí đặt cây dương xỉ tốt nhất

Theo quan niệm dân gian và phong thuỷ, góc tụ tài (góc xa nhất tính từ cửa) là nơi có thể đặt cây dương xỉ và phát huy được ý nghĩa của loài cây này. Nếu cửa chính nhà bạn đặt ở giữa thì 2 góc chéo với cửa là 2 góc tụ tài, còn nếu cửa ở bên trái thì góc tụ tài sẽ là góc chéo bên phải và ngược lại.

Ngoài ra, hướng Đông và hướng Nam cũng là 2 hướng được xem là phù hợp để đặt cây dương xỉ.

Bí quyết trồng cây dương xỉ đúng cách

Tuỳ vào điều kiện, bạn có thể trồng dương chỉ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trồng trong chậu

Sau khi tách gốc dương xỉ, bạn có thể cho chúng vào khay hoặc chậu để nhân giống. Nên chọn những cây không bị hỏng thối, héo úa và có dấu hiệu bị xâm nhập bởi sâu bệnh.

Chuẩn bị chậu cây, sau đó làm ẩm đất, cho cây vào trồng và tưới nước cho cây bình thường. Giai đoạn mới trồng, tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Trồng thuỷ sinh

Chọn cây dương xỉ khoẻ mạnh rồi cố định chúng và giá thể. Đưa chúng vào bình thuỷ sinh, quan sát sự sinh trưởng của cây, sau khoảng từ 1-2 tháng, cây sẽ bắt đầu phát triển các nhánh, từ đó rễ sẽ mọc thành các cây con khác nhau. Sau đó, tháo dây cố định ra để cây có thể tự sinh trưởng.

Chăm sóc cây dương xỉ hiệu quả

Tương tự như những loài cây khác, để cây dương xỉ có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, bạn cần phải quan tâm đến những yếu tố dưới đây:

  • Đất trồng: Dương xỉ ưa sống trong môi trường thông thoáng, đất mùn hoặc đất vườn. Nếu bạn trồng trong chậu thì có nên duy trì tần suất 1 năm thay đất một lần để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Ánh sáng: Dương xỉ được đánh giá là loài cây ưa sáng nhưng không chịu được ánh sáng quá mạnh, do vậy những vị trí trồng dương xỉ lý tưởng là những nơi có ánh sáng yếu.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để cây dương xỉ có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh là từ 15-25 độ C. Nếu bạn trồng dương xỉ thuỷ sinh thì tuyệt đối không nên để nhiệt độ trồng cây dưới 10 độ C.
  • Tưới nước: Dương xỉ là loại cây có khả năng chịu hạn tốt. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải duy trì độ ẩm cho cây để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Cắt tỉa: Thường xuyên duy trì tần suất cắt bỏ những lá già của cây dương xỉ để cây có thể phát triển những chồi mới và tạo được dáng đẹp cho cây.
  • Sâu bệnh: Nếu bạn phát hiện thấy cây dương xỉ có những dấu hiệu úa lá, chuyển sang màu vàng hoặc cây có thể bị nấm hoặc ngập úng. Nếu cây bị nấm thì bạn có thể tìm hiểu để phụ thuốc diệt nấm cho cây. Còn nếu cây bị úng thì hãy nhanh chóng thay thế đất trồng của chúng.

Như vậy có thể thấy, ngoài khả năng mang lại vẻ duy mỹ không gian nơi bạn sống, cây dương xỉ còn có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ cũng như ý nghĩa trong phong thuỷ đối với gia chủ khi trồng loài cây này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn ở nội dung bài đọc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này, từ đó giúp việc chăm sóc cây dương xỉ được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Related Articles

Back to top button