Cây – Hoa

Cây gạo: đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây gạo có lẽ là loại cây không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở vùng Bắc Bộ. Cứ mỗi dịp vào hè, dọc những con đường lại tràn ngập sắc đỏ rực của hoa gao. Mặc dù thân quen là vậy nhưng có khá nhiều người chưa biết đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây gạo đúng cách. Để giải đáp những thắc mắc trên của quý bạn đọc, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Contents

Đặc điểm của cây gạo

Cây gạo hay còn gọi là cây mộc miên, cây gạo hoa đỏ. Đây là loại cây cảnh sinh trưởng chủ yếu trong môi trường khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng có tên khoa học là Bombax ceiba thuộc họ Bombacaceae. Cây hoa gạo thường phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, Châu Á và những vùng cận nhiệt đới Trung Hoa. Tại Việt Nam, cây hoa gạo được phân bố ở các vùng từ miền núi cho tới đồng bằng.

Đây là dạng cổ thụ lớn, có tán lá rộng, chiều cao trung bình từ 10-25m. Thân cây xì xì, phủ bên ngoài là lớp vỏ màu nâu hoặc màu đen, các cành có nhiều gai.

Lá cây gạo có hình lông chim, mỗi lá rộng khoảng từ 7-10cm, lá thường mọc chét ở cuống. Cuống lá thì linh hoạt, có lá dài tới 20cm.

Hoa cây gạo có hình chén có thể mọc đơn độc hoặc thành chùm. Hoa gạo thường có màu đỏ rực rỡ, cây thường ra hoa từ năm tuổi thứ 8 trở đi. Đài hoa gạo thường có hình chén, đường kính trung bình từ 3-5cm. Quả gạo thường có chiều dài trung bình từ 13cm, khi non thương có màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu nâu.

Cây gạo sinh trưởng và phát triển ở vùng đất thấp nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình 25-40 độ C. Chúng có khả năng phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt, kể cả nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao và chịu ngập úng rất tốt. Do vậy, cây gạo không đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Thường thì bạn chỉ cần chăm sóc khi cây còn nhỏ, đến thời điểm từ 2-5 năm tuổi, bạn có thể bỏ qua thời gian chăm sóc mà chỉ cần tưới nước cho cây.

Quả gạo có dạng quả nang hình trứng, khi chín quả gạo thường có màu đen, tách thành 5 mảnh, bên trong quả gạo có chứa nhiều hạt và nhiều sợi bông nhỏ và mềm.

Hiện nay cây gạo có 2 loại phổ biến là cây hoa gạo trắng và cây hoa gạo đỏ. Trong đó cây hoa gạo đỏ là loại cây phổ biến và thường gặp nhất.

Tác dụng của cây gạo

Hiện nay, cây gạo được trồng nhiều ở các công viên, đường phố, vỉa hè hay những công trình liên quan đến tâm linh như đền, chùa,…

Với tán cây rộng, cây gạo giúp mang đến bóng mát cho khuôn viên xung quanh. Đến mùa nở hoa, cây gạo mang đến giá trị thẩm mỹ cao nhờ vào những bông hoa đỏ rực rỡ.

Ngoài ra, với ưu điểm là gốc cây to như cây cổ thụ, hoa gạo thường nở đúng vào thời gian là mùa xuân nên chúng được ưu ái là lựa chọn để làm những tác phẩm bonsai của nhiều người chơi cây cảnh.

Ngày nay cây gạo được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Các bộ phận thường dùng là: hoa, vỏ cây,…

  • Hoa gạo có tính ngọt, mát có công dụng giúp trị tiết tả, thanh nhiệt, thải độc hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để ướp với trà và cho mùi hương rất khó tả
  • Vỏ cây gạo có tình bình, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố hiệu quả
  • Rễ và lá của cây gạo cũng được ứng dụng trong một số bài thuốc giúp điều trị bệnh cho con người.

Chưa hết, những cây gạo có tuổi thọ cao thường cho thân lớn. Tuy nhiên, thân cây với đặc điểm mềm nên việc ứng dụng thân cây để làm đồ vật bằng gỗ từ cây gạo là không phổ biến như những loài cây khác.

Một số bài thuốc sử dụng cây gạo

Chữa viêm ruột lỵ 

Sử dụng 15g kim ngân hoa, 15g rễ phượng vĩ thảo, 15g hoa gạo. Cho tất cả sắc cùng 4 bát nước, cho đến khi hỗn hợp còn khoảng 1,5 bát thì dùng. Mỗi ngày 1 thang sử dụng.

Chữa đau dạ dày 

Chuẩn bị 30g hoa gạo và 6g rễ hoàng lực. Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước uống. Nên duy trì tần suất từ liên tục 1 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

Trị bỏng bằng hoa gạo 

Nếu chẳng may bị bỏng, bạn hãy dùng 1 nắm hoa gạo tươi rửa sạch rồi giã nát. Dùng hỗn hợp vừa giã đắp vào vị trí bị bỏng. Hỗn hợp sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau rát do vết bỏng gây ra.

Những ý nghĩa trong phong thuỷ của cây gạo

Cây gạo là biểu tượng của tâm linh. Bởi cây cho hoa đẹp lại thuộc loài cổ thụ. Do vậy, chúng thường được lựa chọn để trồng ở những nơi có văn hoá tâm linh. Và rất ít khi được lựa chọn để trồng trong khuôn viên nhà.

Từ lâu cây gạo đã trở thành nét đẹp thôn quê, gần gũi và bình dị. Hoa gạo thường nở vào cuối đông, trong những ngày rét mướt của miền Bắc. Bên cạnh đó, dân gian thường ví hoa gạo như một biểu tượng của ký ức, của những kỷ niệm bên trong tâm hồn mỗi con người khi nhớ về quê cha đất tổ.

Cách trồng và chăm sóc cây gạo

Cây gạo được đánh giá là loài cây không đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc. Thời gian mới trồng, bạn chỉ cần đảm bảo đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng là được. Khi cây bước vào giai đoạn trưởng thành, gần như người trồng không phải chăm sóc nhiều. Rễ cây gạo có khả năng đâm sâu vào lòng đất và tự hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Nếu gặp khi thời tiết nắng nóng và khô hạn bạn có thể tưới nước cho cây để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm giúp cây phát triển thuận lợi.

Trong trường hợp bạn trồng cây gạo để chơi hoa thì cần chăm sóc đúng cách thì cây mới sớm trổ hoa. Ngoài việc tưới nước cho cây, bạn cần bón thêm dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón vi sinh phù hợp để cây sinh trưởng nhanh nhất và có thể nhanh ra hoa.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, cây hoa gạo là một loại cây khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Chúng gắn liền với biết bao thế hệ người con từ các vùng thôn xóm. Đó cũng là lý do cho đến nay, cây gạo vẫn được duy trì và bảo tồn ở nhiều khu văn hoá tâm linh, đình làng, cổng làng,… như một cách gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam và cũng là cách mang đến bóng mát cho những địa điểm này.

 

Related Articles

Back to top button