Cây hồng môn hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây hồng môn được yêu thích và là lựa chọn hàng đầu của người yêu cây không chỉ bởi vẻ đẹp vô cùng cuốn hút mà còn bởi ý nghĩa phong thủy đặc biệt của loại cây này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cây hồng môn hợp mệnh gì và cách trồng, chăm sóc sao cho đúng. Cùng chúng tôi cập nhật những kiến thức qua bài viết này về cây hồng môn nhé.
Contents
Nguồn gốc và phân loại cây hồng môn
Cây hồng môn có tên khoa học là Anthurium Taiflower, cây có nguồn gốc từ một số quốc gia Nam và Trung Mỹ như Colombia, Ecuador, là chi lớn nhất trong họ ráy Araceae. Cây hồng môn về sau được thâm nhập và trồng nhiều ở đảo Hawaii, và các quốc gia trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam giống cây còn có tên gọi khác như cây vĩ hoa tròn, môn hồng, buồm đỏ…trở thành loại cây cảnh, cây trang trí phổ biến mà ta có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi.
Người ta phân cây hồng môn thành 3 loại chủ yếu là Tiêu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn, hoặc có thể dựa vào màu sắc hoa người ta chia ra thành hồng môn đỏ, hồng môn trắng và hồng môn hồng phấn
Đặc điểm cây hồng môn
Cây hồng môn đỏ có vẻ đẹp khá ấn tượng bởi sự kết hợp hài hòa các yếu tố từ màu sắc, đặc điểm độc đáo của các bộ phận. Cây có độ cao từ 15-60cm tùy vào điều kiện chăm sóc cũng như mục đích sử dụng cây.
Loại cây này mọc thành bụi, sống lâu năm, thân cây hay chính là cuống lá có hình trụ và màu xanh đặc trưng bao quanh lấy gốc. Lá cây màu xanh đậm, phiến lá to từ 6-10cm, khi còn nhỏ thì màu xanh nhạt hơn, hình trái tim rất cuốn hút.
Hoa hồng môn mọc trên mo có màu đỏ đặc trưng hiện nay có thêm các màu hồng nhạt hay màu trắng cũng rất đẹp, mo hoa cũng có hình trái tim bên trong là những bông hoa hồng môn hình trụ có màu vàng tươi.
Cây hồng môn có độc không
Cây hồng môn thuộc họ ráy nên nhựa cây có trong lá, hoa…chứa các hoạt chất có thể gây kích ứng cho da nên khi trồng cây hồng môn phải lựa chọn thích hợp tránh để tiếp xúc trực tiếp của trẻ em hay động vật.
Khi chăm sóc cây cũng nên đeo thiết bị bảo vệ như găng tay, tuy nhiên các hoạt chất đó không quá độc nên chỉ cần chú tâm chút trong quá trình chăm sóc là được.
Ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn
Ngay cái tên hồng môn cũng có thể nói nên ý nghĩa mà cây mang lại, “hồng” là màu của sự may mắn, hồng môn ở đây mang thông điệp là những điều tốt đẹp, thịnh vượng và phú quý cho gia chủ.
Màu đỏ của hoa hồng môn thể hiện sự nồng cháy, nhiệt tâm, chân thành trong tình yêu, màu đỏ bền vững của tình yêu nên cây hồng môn như món quà định tình, cây tình yêu.
Đối với những người kinh doanh thì họ rất coi trọng phong thủy, với những ý nghĩa nêu trên của hồng môn thì lựa chọn một chậu cây đặt ở văn phòng, nơi làm việc để mang lại may mắn, làm ăn thuận lợi, đón những điều quý hiển trong mọi công việc.
Cây hồng môn có tác dụng thanh lọc không khí, các loại vi khuẩn mang lại không gian thoải mái, thoáng mát và dễ chịu sẽ bạn cảm thấy có nguồn năng lượng, tinh thần khi ngắm nhìn và tiếp tục công việc.
Cây hồng môn hợp với mệnh gì.
Theo các chuyên gia phong thủy thì cây hồng môn hợp với những người mệnh Hỏa bởi sự tương thích giữa màu sắc đặc biệt của hoa loại cây này.
Người mệnh hỏa là những người nhiệt huyết, máu lửa, họ là những người hướng ngoại, cởi mở, nhanh nhẹn vô cùng tuy nhiên lại hay tự tin thái quá, tiêu sài thiếu kiểm soát. Vì vậy một cây phong thủy như cây hồng môn hợp với người mệnh Hỏa có thể mang lại những điều tốt đẹp cho chủ nhân của nó.
Những người mệnh Hỏa sinh vào các năm đó là
- Tuổi Giáp Tuất sinh năm – 1934, 1994
- Tuổi Đinh Dậu sinh năm – 1957, 2017
- Tuổi Bính Dần sinh năm – 1986, 1926
- Tuổi Ất Hợi sinh năm – 1935, 1995
- Tuổi Giáp Thìn sinh năm – 1964, 2024
- Tuổi Đinh Mão sinh năm – 1987, 1927
- Tuổi Mậu Tý sinh năm – 1948, 2008
- Tuổi Ất Tỵ sinh năm – 1965, 2025
- Tuổi Kỷ Sửu sinh năm – 1949, 2009
- Tuổi Mậu Ngọ sinh năm – 1978, 2038
- Tuổi Bính Thân sinh năm – 1956, 2016
- Tuổi Kỷ Mùi sinh năm – 1979, 2039
Theo phong thủy thì cây hồng môn mang lại may mắn, hanh thông, tài lộc người mệnh Hỏa, màu đỏ của hoa tiếp thêm năng lượng phát huy điểm tốt còn màu xanh như kìm chế và bảo vệ người mệnh hỏa khỏi những điều xấu.
Người mang mệnh Kim cũng rất hợp với cây hồng môn bởi màu xanh mát của cây này tương hợp với những người thuộc mệnh Kim mang đến những nguồn sinh khí may mắn, tài lộc dồi dào, công việc thuận lợi.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn
Cây hồng môn là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc tuy nhiên muốn cây lúc nào cũng tươi đẹp, cho hoa rực rỡ thì công đoạn trồng và chăm bón cũng cần những kỹ thuật cũng như chú ý sau đây.
Cách trồng cây hồng môn
Có thể trồng cây vào môi trường đất hoặc nước
– Cây trồng trong đất cần lựa chọn loại đất tơi xốp, phù sa, mềm mịn để cây có thể dễ dàng thoát khí và sinh trưởng tốt. Lựa chọn một chậu đựng đất xinh xinh phù hợp với không gian và sở thích để trồng cây, thêm vào vài viên đá nhỏ tạo điểm nhẫn cho chậu cây.
– Cây trồng trong môi trường nước thì quá trình chăm sóc sẽ dễ quan sát được môi trường của cây phát triển, việc thay nước phải thực hiện thường xuyên.
Dù bằng phương pháp nào thì việc đầu tiên là phải chọn được cây giống khỏe mạnh, lá mầm tươi tốt và chưa có dấu hiệu của sâu bệnh. Khi trồng thì nhẹ nhàng và lưu ý loại bỏ những lá đã bị úng, hư thối.
Cách chăm sóc cây hồng môn
-Chất dinh dưỡng: để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt thì nguồn dinh dưỡng là điều thiết yếu, do đó cần bón phân hữu có kết hợp với loại phân vô cơ cho đất, còn với môi trường thủy sinh thì xung cấp dung dịch dinh dưỡng thường xuyên là điều cần thiết cho cây
-Nhiệt độ và ánh sáng: Cây hồng môn là loại cây ưa mát, ưa bóng nhiệt độ thích hợp từ 15-30 độ C,nên đặt cây vào vị trí có thể khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời nhưng cũng cần chú ý đến nhiệt độ nếu không cây dễ bị khô héo, bị úa.
– Nước: nước có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây đặc biệt với loại cây ưa ẩm, ưa mát như cây hồng môn thì việc tưới nước cần được thực hiện thường xuyên 3-4 lần một tuần đặc biệt là khi cây còn non.
– Sâu bệnh: cây hồng môn ít bị sâu bệnh nhưng cũng không thể tránh khỏi sự tác động của các loại bệnh như vi khuẩn gây thối rễ, rầy lá, nhậy ở lá do đói quá trình chăm sóc cần chú ý để phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp.
Cây hồng môn mang vẻ ngoài xinh đẹp không những vậy nó còn chứa đựng những ý nghĩa phong thủy vô cũng thiêng liêng, cây không chỉ làm đẹp làm điểm nhấn cho không gian mà còn điều hòa không khí tốt. Chi phí để sở hữu và chăm sóc, cách trồng một cây hồng môn không hề khó và cầu kỳ, vì vậy mà ngày nay hồng môn trở thành giống cây vô cùng được yêu thích.