Cây huyết dụ có tác dụng gì? Cách dùng và các bài thuốc
Cây huyết dụ là một trong những dược liệu quý và có tác dụng trong các bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ dân gian đến các công bố khoa học của y học hiện đại. Các thành phần trong cây huyết dụ có giá trị cao trong y học, bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu roc hơn về đặc điểm cũng như các bài thuốc từ cây huyết thụ.
Contents
Cây huyết thụ là gì.
Cây huyết dụ hay còn gọi là huyết dụ đỏ, cây long huyết, quyền diên ái …có tên khoa học là cordyline terminalis kunth họ huyết dụ. Loại cây này có đặc điểm như sau
Thân cây cao tầm 2m mọc thành cụm, thành bụi, cây không phân nhánh, thân mang nhiều đốt sẹo.
Lá cây huyết dụ có hai loại một là đỏ cả hai mặt hoặc là một mặt đỏ một mặt xanh. Lá thuôn dài tầm 20-30cm, hình như lưỡi mác dài, mọc tập trung ở ngọn cây thành hai hàng. Màu lá vô cùng bắt mắt, lá uốn như gợn sóng, có rãnh ở mặt trên và bẹ.
Loại cây này cũng có cả hoa và quả. Hoa hình chùy khá dài độ 15-40cm mọc ở kẽ lá đầu ngọn cây, những chùm hoa xinh xinh được ghép bởi vô số bông hoa nhỏ có màu tím xen lẫn màu trắng tuyết rất đẹp, kết thúc kỳ hoa thì quả hình thành quả mọng hình cầu
Loại cây này xuất hiện khắp các tỉnh thành nước ta, rất dễ tìm kiếm ngày nay người ta còn trồng rộng rãi để làm dược liệu cho cho các bài thuốc.
Sơ chế và sử dụng cây huyết dụ.
Cây huyết dụ có thể thu hoạch quanh năm và sử dụng được các bộ phận như cả rễ và lá, tuy nhiên nếu muốn bảo quản khô thì nên thu hoạch cây huyết dụ vào mùa hè khi có ánh nắng và nhiệt độ cao thích hợp sơ chế.
Lá, hay rễ cây khi thu hoạch về thì rửa sạch có thể dùng trực tiếp nếu bảo quản khô để nấu nước uống, ngâm rượu thuốc… thì phải chú ý nhiệt độ và độ ẩm để tránh dược liệu bị nấm mốc.
Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có cách sử dụng cây huyết dụ với liều lượng khác nhau.Nếu dùng lá cây huyết dụ tươi ngày sử dụng 20-25g, còn khô thì lượng dùng là 10-25g
Tác dụng của cây huyết dụ.
Theo Đông y cây huyết dụ tính bình, vị ngột, quy vào kinh Can, Thận có tác dụng điều trị các bệnh như rong huyết, băng huyết, kinh nguyệt, thổ huyết, chấn thương, xương khớp, kiết lị. ho gà…
Trong y học hiện đại người ta phát hiện các chiết xuất trong cây huyết dụ có những hoạt chất vô cùng quan trọng trong điều trị các bệnh như
- Chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Đặc biệt có khả năng chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis
- Tác dụng chống độc, gây độc cho các tế bào ác tính, chống các tác nhân gây bệnh ung thư
- Tăng khả năng co bóp cổ tử cung độc lập, huyết dụ có tác dụng estrogen yếu.
Bài thuốc từ cây huyết dụ
Với các công dụng nói trên cây huyết dụ được coi là thần dược trong các bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ dân gian và đến ngày nay với sự phát triển của y học điều này vẫn còn giá trị vô cùng lớn.
Cùng tìm hiểu một số bài thuốc từ cây huyết dụ để ứng dụng vào trong đời sống nhé.
Bài thuốc chữa chảy máu cam, ho ra máu
Với công dụng cầm máu tốt nên các bệnh như chảy máu cam hay ho ra máu thì cây huyết dụ được coi là một vị thuốc vô cùng hiệu quả. Chúng ta sử dụng 30g dược liệu huyết dụ tươi, nên kết hợp thêm với 20g trắc bách diệp đã được sao cháy, 20g cọ nhọ nồi.
Cho hỗn hợp nguyên liệu trên đun với 1.5l nước và sử dụng thường xuyên ngày 2-3 lần để đạt hiệu quả.
Bài thuốc chữa băng huyết, rong kinh
Trong dân gian với kinh nghiệm truyền lại đối với việc chữa băng huyết, rong kinh thì cây huyết dụ là thành phần không thể thiếu. Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 10g đài hoa mướp, 8g rễ cỏ gừng, 10g rễ cỏ tranh.
Mang đi đun với 1.5l nước đến khi còn lại 500ml thì mang ra sử dụng, bài thuốc này rất tốt cho phụ nữ, điều hòa máu huyết, cân bằng cơ thể
Bài thuốc chữa kiết lị
Dùng 20g lá huyết dụ tươi kết với các nguyên liệu và dược liệu thiên nhiên có tính mát 12g cỏ nhọ nồi, 20g rau má tươi. Mang hỗn hợp đi rửa thật sạch và đun nước uống thay nước uống hàng ngày. Tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Hỗn hợp dược liệu trên vừa bù nước, làm mát cơ thể, mà cây huyết dụ có khả năng kháng khuẩn tốt nên hiệu quả nhanh chóng
Bài thuốc chữa xuất huyết
Bản thân cây huyết dụ theo đông y có khả năng cầm máu rất tốt nên khi bị băng huyết có thể áp dụng bài thuốc đó là sử dụng 20g huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã được sao đen và 20g cọ nhọ nồi. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước thành 1 thang thuốc phù hợp, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày rất tốt cho phụ nữ.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ
Nếu tình trạng bệnh trĩ còn khá nhẹ thì việc sử dụng một bài thuốc từ thiên nhiên vừa tiết kiệm vừa hiệu quả từ cây huyết dụ khá hợp lý. Kết hợp 20g lá huyết dụ tươi đã được rửa sạch và để ráo nước. Đem sắc dược liệu với 200ml nước, cô đặc đến thể tích còn khoảng 100ml, dùng hằng ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc chữa bạch đới, khí hư:
Bệnh bạch đới, khí hư chắc chắn khiến chúng ta mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn cao bài thuốc kết hợp từ 30g lá huyết dụ tươi, 20g lá thuốc bỏng và 20g bạch đồng nữ đem sắc với nước ngày uống 3-4 lần chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt cho người bệnh.
Bài thuốc chữa ho ra máu
Cây huyết dụ có khả năng cầm máu và bổ máu tốt, với những cơn ho dai dẳng và ra máu khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và cơ thể yếu. Sử dụng 10g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cây rẻ mạt, 4g trắc bách diệp sao đen, 4g lá thài lài tía, sắc nước lên uống hàng ngày khiến cơn ho thuyên giảm và đạt hiệu quả.
Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu có thể do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, hoặc cơ thể bị nóng trong vì thế bài thuốc hiệu quả từ 20g lá huyết dụ tươi, 10g mỗi loại dược liệu gồm lá lấu, rễ cây ráng, lá cây muỗi, giã nát hỗn hợp và cho thêm chút muối rồi sử dụng vừa thanh mát cơ thể, kháng khuẩn kháng viêm vừa tiết kiệm chi phí chữa bệnh.
Lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ.
– Không sử dụng cho phụ nữ có thai
– Lưu ý khi sử dụng cho người cao tuổi và trẻ em.
– Không nên tự ý bỏ thuốc Tây hoặc kết hợp cùng thuốc tây khi chưa được sự đồng ý của những người có kiến thức chuyên môn.
– Không nên lạm dụng và sử dụng cây huyết dụ trong thời gian dài có thể gây phản ứng ngược.
– Việc sơ chế và bảo quản phải đảm bảo vệ sinh, an toàn
– Tình trạng cơ địa, khả năng đáp ứng của mỗi cơ thể là khác nhau nên việc sử dụng cây huyết dụ nên cần có sự tư vấn từ phía bác sĩ.
Có thể nói cây huyết dụ là dược liệu vô cùng có giá trị trong đời sống, nó có tác dụng trong điều trị hiệu quả các bệnh về tiêu ứ, hô hấp, cầm máu…tuy nhiên việc sử dụng và áp dụng những bài thuốc từ cây huyết dụ cũng hết sức lưu ý để tránh hậu quả nguy hiểm.