Cây phong thủy

Cây lộc vừng: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây lộc vừng là một trong những loài cây có khả năng thu hút nhiều sự quan tâm của những người xung quanh nhờ vào những bông chùm hoa dài và mùi thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, đây cũng là loài cây sở hữu nhiều ý nghĩa về phương diện phong thuỷ. Do đó, cây lộc vừng được nhiều người lựa chọn để trồng trong khuôn viên của gia đình. Với mong muốn mang đến những may mắn trong công việc cũng như mang vận may đến với gia đình.

Contents

Thông tin hữu ích về cây lộc vừng

Cây lộc vừng hay còn được gọi là cây mưng. Theo quan niệm của người phương Đông, loài cây này là một trong những loại cây cảnh nằm trong bộ tứ quý phong thuỷ Sanh – Sung – Tùng – Lộc.

Cây lộc vừng là cây thân gỗ nhỏ. Tuỳ vào môi trường sống mà chúng sẽ có các kích thước khác nhau. Nếu lộc vừng được sống trong tự nhiên, sẽ có kính lớn khoảng trên 40cm. Còn khi lộc vừng được trồng trong chậu cây cảnh để trang trí, thì kích thước thân của chúng thường nhỏ hơn nhiều. Thậm chí, có nhiều nghệ nhân chơi cây cảnh còn có khả năng tạo dáng cho cây lộc vừng bonsai khá đẹp mắt.

Cây lộc vừng về già, thân của chúng thường có màu nâu xù xì, cành lá khẳng khiu. Tuỳ vào sở thích của người trồng mà cây sẽ có nhiều cảnh hay tỉa cảnh phù hợp. Lá cây lộc vừng có kích thước lớn, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới xanh như màu mạ non. Xung quanh có các răng cưa nhỏ.

Một trong những bộ phận của cây lộc vừng được nhiều người ưa thích đó là hoa. Hoa của lộc vừng nhỏ, mọc thành chùm dài và có các tua rất bắt mắt. Hoa lộc vừng có 2 màu là màu trắng và màu đỏ. Vào mùa lộc vừng nở, hương hoa ngào ngạt, phảng phất khắp cả khu vườn.

Lộc vừng có mấy loại?

Hiện nay, tuỳ vào đặc điểm của lá, quả và hoa mà cây lộc vừng được chia thành nhiều loại khác nhau, không dễ để phân biệt.

Một số cây loại lộc vừng phổ biến:

Cây chiếc hay rau vừng

Loại lộc vừng này thường được phân bố ở các khu vực ven biển Nam Bộ, nhất là các vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười. Loài cây này có khả năng chịu hạn, chịu mặn khá tốt. Bên cạnh đó, cây chiếc hay rau vừng là loại cây có khả năng sinh trưởng nhanh và khoẻ, cho bóng mát.

Lộc vừng hoa đỏ

Đây là loại lộc vừng được nhiều người lựa chọn để trồng trong sân vườn. Bởi chúng nổi bật với chuỗi hoa màu sắc đỏ tươi rực rỡ và cho hương thơm khá dễ chịu.

Bên cạnh đó, cây lộc vừng hoa đỏ còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị các chứng bệnh như: Đau răng, tiêu chảy, cảm lạnh rất hiệu quả.

Lộc vừng hoa trắng

Lộc vừng hoa trắng hay còn được gọi là lộc vừng hoa chùm, hay cây chiếc chùm. Khi đến mùa nở hoa, cây lộc vừng hoa trắng sẽ nở ra các cụm hoa treo màu trắng hoặc hồng phớt, trông rất bắt mắt, mùi của hoa lộc vừng trắng có hương thơm hơn so với cây lộc vừng hoa đỏ. Do vậy chúng rất thích hợp để trồng ở các khu vườn nhà bạn.

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là một trong những loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn để trồng tại nhà. Vào mua hoa, lộc vừng thu hút sự chú ý của tất cả mọi người với những chùm hoa dài lãng mạn, bắt mắt kèm hương thơm khá dễ chịu.

Bên cạnh đó, cây lộc vừng còn được ứng dụng nhiều trong Đông y và Tây y. Dưới đây là những tác dụng mà cây lộc vừng mang lại:

  • Giúp chữa chứng đau nhức răng, sưng lợi
  • GIúp điều trị tiêu chảy, có tác dụng tốt đối với đường tiêu hoá
  • Làm mờ các vết chàm, vết bớt trên cơ thể
  • Giúp giải nhiệt, hạ sốt và điều trị cảm lạnh hiệu quả

Ngoài ra, trong vỏ và hạt của cây lộc có chứa dược chất chống viêm để điều chế thuốc giảm đau, kháng nấm, nhất là trong trường hợp chống ung thư.

Cây lộc vừng và ý nghĩa phong thuỷ

Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, cây lộc vừng được trồng nhiều ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây với mong muốn mang lại những ý nghĩa về sự may mắn và tài lộc.

Bên cạnh đó, cây lộc vàng là loài cây có lá xanh tươi, màu sắc hoa khá rực rỡ nên giúp mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Cùng với đó, tuổi thọ của lộc vừng khá cao, sức sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất.

Ngoài ra, cây lộc vừng còn được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà với mong muốn xua đuổi tà ma và giảm bớt những điềm xấu. Từ đó mang đến nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ.

Vị trí trồng cây lộc vừng thuận lợi

Cũng tương tự như những loài cây cảnh khác, cây lộc vừng cũng cần nên chọn vị trí trồng thuận tiện và đúng vị trí hợp với gia chủ và phong thuỷ.

Vị trí trồng cây lộc vừng giúp gia chủ thêm hưng vượng và bình an đó là các hướng trước nhà. Điều này giúp khử được những ám khí tích tụ gây ảnh hưởng đến gia đình. Ngoài ra, việc trồng cây lộc vừng cổ thụ trong nhà là cách để cầu mong cho các thành viên trong gia đình luôn mạnh khoẻ, cho những người cao tuổi thọ lâu hơn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu phong thuỷ, bạn nên tham khảo các chuyên gia phong thuỷ để xem địa thế, vị trí ngôi nhà và mệnh của gia chủ, từ đó để chọn được loại cây phù hợp. Không nên tự tiện trồng vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

Trồng và chăm sóc cây lộc vừng đúng cách

Tuỳ vào từng sở thích và nhu cầu của mình mà người chơi cây lộc vừng sẽ có thể chọn trồng loại lộc vừng phù hợp với nhu cầu. Và với mỗi loại lộc vừng bạn sẽ cần có cách trồng và chăm sóc lộc vừng sao cho tốt nhất.

Cách trồng cây lộc vừng

Bạn nên tham khảo và lựa chọn các loại đất có giá trị dinh dưỡng cao, tơi xốp và thoáng khí. Có vậy, mới đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh và tươi tốt cho cây. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tro, trấu, phân hữu cơ để trộn cùng đất để tạo độ tơi xốp cho đất.

Ngoài ra, lộc vừng cũng có thể trồng trực tiếp ở đất bởi thân cây cao lớn. Hoặc trồng chậu cây cảnh tuỳ thích. Mặc dù vậy, bạn có thể trồng ở bất ký vị trí nào nhưng phải lưu ý vấn đề thoát nước cho cây.

Sau khi trồng cây, bạn lưu ý nên tưới đẫm nước để đảm bảo cấp đủ ẩm cho cây. Đặc biêt là những ngày đầu, khi mới trồng, bạn phải duy trì tần suất tưới cây thường xuyên nhưng đừng lạm dụng tưới quá nhiều sẽ gây ra tình trạng bị úng cây.

Cách chăm sóc cây lộc vừng

Để giúp lộc vừng có thể sinh trưởng, phát triển và sai hoa, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Tưới nước: Mỗi ngày, bạn nên duy trì tưới cho cây 2 lần nước vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Nếu gặp thời tiết quá nắng và nhiệt độ cao thì bạn có thể tăng thêm lượng nước cho cây và ngược lại nếu gặp trời mưa sẽ giảm lượng nước tưới. Chọn loại chậu có khả năng thoát nước tốt, không để cây gặp phải tình trạng ngập úng, hư rễ.
  • Ánh sáng: Cây là loại lộc vừng ưa nắng, do vậy bạn nên chọn những vị trí trồng sao cho thoáng mát và có nhiều ánh sáng tự nhiên. Từ đó cây mới phát triển mạnh và cho bóng mát rất tốt. Trong trường hợp trồng cây ở chậu, bạn có thể tạo điều kiện để phơi nắng cho cây thường xuyên.
  • Dinh dưỡng: Cây lộc vừng là loại cây không đòi hỏi cao về chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển mạnh khoẻ bạn nên duy trì ăn khoảng 3-4 tháng/lần. Các trường hợp nấu trong chậu thì nên thay đất 2-3 năm/lần để bù lại dinh dưỡng cho cây.
  • Phòng sâu bệnh: Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc, kiểm tra sâu bệnh thường xuyên cho cây, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cây như: sâu bệnh, côn trùng xâm nhập thì hãy nhanh chóng mua thuốc về phụ cho cây. Khi cây còn nhỏ, bạn hãy dựng rào chắn cho cây để tránh những tác động bên ngoài ảnh hưởng.
  • Để cây lộc vừng nở hoa theo ý muốn: Thời điểm trước khi cây nở hoa khoảng 1 tháng, bạn cần bón thúc cho cây bằng phân NPK ngâm với nước tiểu pha loãng. Mỗi tuần tưới một lần và cho cây hứng nhiều ánh sáng trực tiếp nhất. Sau đó, hãy trút bỏ những lá già trên cây và tưới bổ sung thêm kali. Sau khoảng 7 ngày, bạn có thể sử dụng nước gạo để tưới cho cây để kích thích cây ra lá mới. 1 tháng sau bạn sẽ có 1 cây lộc vừng đầy hoa như mong muốn.

Lộc vừng là loại cây chứa nhiều công dụng trong việc gia tăng thêm vẻ duy mỹ cho ngôi nhà và cả ý nghĩa về phong thuỷ. Với những kiến thức về các đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc cây lộc vừng mà chúng tôi mới cung cấp trong nội dung bạn đọc, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được loại lộc vừng yêu thích và phù hợp với gia đình mình. Hãy thủ trồng chúng trong sân vườn nhà mình bạn nhé. Chúc bạn sẽ đón được nhiều tài lộc và bình an cùng cây lộc vừng.

 

Related Articles

Back to top button