Cây phong thủy

Cây lưỡi hổ: đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh nội thất được trồng ở nhiều nơi và nhận nhiều sự quan tâm của đại đa số những người chơi cây cảnh. Ngoài ý nghĩa về mặt phong thuỷ, cây lưỡi hổ còn mang đến vẻ đẹp duy mỹ cho ngôi nhà – nơi đặt cây. Vậy cây lưỡi hổ có đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ ra sao, cách trồng và chăm sóc cây như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được câu trả lời chi tiết bạn nhé!

Contents

Cây lưỡi hổ là cây gì?

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp, vĩ hổ. Loài cây này thuộc họ Măng tây, chiều cao trung bình từ 50 – 60 cm. Với thân hình dáng dẹt, mọng nước. Thoạt nhìn cây sẽ có cảm giác nguy hiểm bởi lá của chúng nhọn hoắt, tuy nhiên loài cây này lại rất mềm, không gây nguy hiểm khi chạm tay trực tiếp.

Đặc điểm nhận dạng của cây lưỡi hổ

Theo phát hiện, thế giới có khoảng 70 loài khác nhau, ứng với mỗi loại là một màu sắc và kích thước khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp. Lá cây thường mọc từ gốc thẳng đứng lên trời, có hình dạng giống như lưỡi của con hổ đây cũng chính là lý do tạo nên tên của cây. Lá cây thường dày và căng mọng nước, cứng cáp. Trên thân cây có 2 màu xanh lá và vàng bo viền từ thân đến ngọn.

Cây lưỡi hổ thường mọc thành khóm bụi, có chiều cao lên đến 1,6m. Loài cây này gần như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ.

Cũng giống như những loài cây khác, lưỡi hổ có hoa, mọc thành cành. Thường có một cuốn dài ở ngọn cây. Hoa của cây lưỡi hổ có màu trắng lục, nhạt dài khoảng 3,5-5cm. Hoa có 6 cánh, dài.

Hiện nay, cây lưỡi hổ thường được trồng ở phòng khách, để trang trí cho căn phòng, tô thêm nét trong phong cách riêng của gia chủ. Một số vị trí thường được chọn đặt cây lưỡi hổ như: cạnh kệ tivi, ghế sofa hoặc lối đi của cửa ra vào.

Ngoài ra, có một số gia đình lựa chọn đặt cây lưỡi hổ để đặt ở phòng ngủ với mục đích lấy đi khí độc có trong không khí ví dụ như mùi khói thuốc, khí oxit nitơ. Giúp cho việc cung cấp oxi cho quá trình hô hấp của con người trở nên thuận tiện hơn.

Thậm chí, người ta còn đặt cây lưỡi hổ trở phòng tắm vì đây là loại cây ưa thích bóng mát, lưỡi hổ có khả năng sống và phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng trong một thời gian lâu. Lá cây lưỡi hổ có khả năng hút hơi nước và loại bỏ các khí độc có trong không khí.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và làm tiêu đi những điều xui rủi trong cuộc sống. Với dạng lá cây mọc thẳng đứng, biểu hiện cho sự quyết đoán, thống nhất, ý chí vững vàng của con người. Đây cũng chính là biểu tượng cho sự uy quyền và danh vọng của gia chủ.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa, nếu cây lưỡi hổ ra hoa, kết quả thì mang đến may mắn cả năm, không chỉ trong vấn đề cuộc sống và còn trong làm ăn, kinh doanh và buôn bán. Với những ý nghĩa này giúp cho lưỡi hổ trở thành món quà rất riêng dành tặng bạn bè, người thân trong những dịp lễ đặc biệt như: tân gia, lễ tết, sinh nhật.,…

Cây lưỡi hổ trong quan niệm phong thuỷ

1.  Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Với ý nghĩa đặc biệt về mặt đời sống cũng như trong làm ăn, chắc chắn ai cũng muốn trồng một cây lưỡi hổ trong khuôn viên của mình. Tuy nhiên để đạt hiệu quả nhất trong phong thuỷ, bạn nên tìm hiểu để lựa chọn hợp mệnh với gia chủ.

Lá của cây lưỡi hổ có màu xanh lá, viền vàng bao quanh bên ngoài. Dựa vào màu sắc này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cây lưỡi hổ hợp với người mệnh Thổ hoặc mệnh Kim. Cây lưỡi hổ sẽ giúp cho 2 mệnh này phát huy tối đa vận thể tốt, công thành, danh toại.

Tuy nhiên, người mệnh Thổ và người mệnh Kim khi lựa chọn cây lưỡi hổ để trang trí trong nhà cũng cần lưu ý đến không gian, môi trường sống xung quanh. Gợi ý của chúng tôi dành cho bạn là nên lựa chọn cây phù hợp với diện tích của ngôi nhà, căn phòng. Không nên chọn cây quá to, xum xuê lá cành sẽ không tốt.

2.  Cây lưỡi hổ hợp với tuổi gì?

Khi đã biết cây lưỡi hổ hợp với mệnh Thổ và mệnh Kim, bạn có thể đối chiếu để suy ra cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào.

Người mệnh Thổ sinh năm:

Mậu Dần: 1998, 1938

Kỷ Mão: 1999, 1939

Bính Tuất: 2006, 1946

Đinh Hợi: 2007, 1947

Canh Tý: 2020, 1960

Người mệnh Kim sinh năm:

Canh Thìn: 2000

Tân Tỵ: 2001

Ất Sửu: 1985, 1925

Canh Tuất: 1970

Nhâm Dần: 2022, 1962

….

Tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khoẻ

Điều trị bệnh đường tiêu hoá

Trong lá của cây lưỡi hổ có chứa chất có khả năng giúp cải thiện các vấn đề về đường tiêu hoá hiệu quả, giúp tiêu hoá tốt hơn. Bạn có thể dùng lá lưỡi hổ để ép lấy nước, từ đó giúp các triệu chứng trào ngược axit, khó tiêu, ợ chua,…

Giảm căng thẳng

Thời đại 4.0, ai ai cũng mệt mỏi, căng thẳng sau 8 tiếng đồng hồ ngồi tại văn phòng, thậm chí áp lực công việc còn khiến cho nhiều người suy nhược. Cây lưỡi hổ sẽ giúp xua tan những áp lực này, tạo màu sắc và cảm giác thư giãn.

Tạo giấc ngủ ngon

Khác với nhiều loài cây khác, để cây lưỡi hổ trong phòng sẽ rất tốt, đặc biệt là phòng ngủ. Bởi ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố có trong không gian và nhả ra oxy tinh khiết. Giúp cho môi trường thêm trong lành, cho giấc ngủ của các thành viên trong gia đình thêm sâu giấc hơn.

Thanh lọc không khí và khử bỏ độc tố

Đây là một trong số ít trong các loại cây có tác dụng thanh lọc khí tốt được NASA công bố. Vì cây có khả năng hấp thụ độc tố tốt, trong đó còn có cả các độc tố gây ung thư.

Bên cạnh đó, một số không gian khác như: văn phòng, bệnh viện, chung cư,… đều có thể lựa chọn trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, giảm khuẩn  và hỗ trợ giảm các vấn đề về hô hấp do khí nhiễm khuẩn gây ra.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

1.  Cách trồng

Cây lưỡi hổ là loài cây khá dễ trồng, chỉ cần 1 lượng đất thịt, bạn cải tạo thêm bằng cách thêm trấu hoặc mùn để tạo độ tơi xốp và thông thoáng cho sự phát triển của cây. Cùng đoạn thân hoặc rễ có mầm của cây lưỡi hổ đã tách được. Nếu như không tách được rễ, bạn có thể chọn lá để giâm. Tuy nhiên, thời điểm để giâm lá nên là khi thời tiết không quá nắng để đảm bảo sự phát triển của cây.

Cho cây vào và phủ đất lên chừng khoảng 5-7cm, tưới ít nước và đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng và thông thoáng khí.

2.  Cách chăm sóc

Tuỳ vào điều kiện môi trường và loại giống lưỡi hổ mà mỗi người có cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, theo cách nào thì tất cả chúng ta cũng cần phải đảm bảo:

  • Tưới nước khi thấy đất trong chậu bị khô, tuy nhiên không nên tưới quá đẫm vì đây là loại cây sợ nước. Mùa lạnh hay mùa mưa chỉ cần tưới nước 1 lần/ tháng cho chậu cây của mình.
  • Không cần bón phân quá nhiều: Cây lưỡi hổ là loài cây có sự sống khá giống với cây xương rồng. Do vậy tần suất tốt nhất để bón phân là từ 1 – 1,5 tháng thì bón 1 lần. Cùng với việc bón phân, bạn nên chú ý thoát nước cho chậu cây.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn trong nội dung bài đọc sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cây lưỡi hổ. Từ đó giúp bạn lựa chọn đúng loại cây phù hợp với nhu cầu của mình cũng như chăm sóc cây phát triển mạnh khoẻ.

Related Articles

Back to top button