Cây măng cụt: cách trồng và chăm sóc để đạt năng suất cao nhất
Cây măng cụt là loại cây ăn quả đặc sản của vùng Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long,… ngoài mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cây măng cụt còn chứa đựng giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn. Hiện nay, nhu cầu thị trường về cây măng cụt khá lớn. Vì vậy việc mở rộng mô hình trồng cây măng cụt đang là vấn đề được nhiều người lưu tâm và chú trọng. Tuy nhiên trồng và chăm sóc măng cụt đúng cách để đạt năng suất cao nhất thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc trả lời những thắc mắc này.
Contents
Thông tin khái quát về cây măng cụt
Măng cụt là một trong những loại trái cây được nhiều người yêu thích. Đây là loại quả chủ yếu được trồng nhiều tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Myanmar, Malaysia, Thái Lan,…
Đặc điểm của cây măng cụt
Măng cụt là cây thân gỗ, dáng cây tương tự như cây vú sữa hay cây vải, chúng có thể cao lên cả chục mét khi trưởng thành.
Là loại cây có tán rộng, tròn, nhiều cành và nhiều lớp lá dày. Lá măng cụt thường có màu xanh thẫm, kích thước lá thuộc kiểu cỡ trung.
Rễ cây măng cụt là rễ nông, thường lan nổi trên mặt đất với tốc độ phát triển chậm.
Quả măng cụt to bằng nắm tay, có vỏ cứng và chát. Khi chín, màu vỏ là màu tím đậm. Phía cuống vỏ có 5-6 cánh màu xanh trông khá đẹp mắt.
Ruột măng cụt thường chia thành các múi nhỏ và không có hạt. Vị của chúng thanh thanh ngọt ngọt, để lại cho người ăn dư vị nhớ mãi không quên.
Cây măng cụt thường ra hoa và kết quả và tầm tháng 3-4 hàng năm. Thời điểm thu hoạch măng cụt thích hợp nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Hiện nay, quả măng cụt đã trở thành thức quả được nhiều người yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon và công dụng hữu ích, tốt cho sức khoẻ. Theo các chuyên gia, trong quả măng cụt có chứa các thành phần vitamin tốt cho cơ thể, giúp chống mệt mỏi, giảm huyết áp, cân bằng dịch dạ dày, giúp cải thiện sắc tố da cho phụ nữ hiệu quả,… Bên cạnh đó, măng cụt còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp kháng viêm, điều trị các vấn đề về tiêu hoá,…
Tại Việt Nam, cây măng cụt được trồng nhiều tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và phía Đông Nam Bộ. Đây là những tỉnh thành được đánh giá cao về chất lượng đất và nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển khoẻ mạnh của măng cụt.
Phân loại cây măng cụt
Hiện nay măng cụt có nhiều loại. Mỗi loại măng cụt có hình dáng và cho hương vị khác nhau. Trên thị trường Việt Nam, có 2 loại măng cụt phổ biến đó là: Măng cụt Lái Thiêu và măng cụt nhập khẩu Thái Lan.
- Măng cụt Lái Thiêu: Thường có cuống to, hình bầu tròn, vỏ bên ngoài màu tím đậm, vị ngọt hấp dẫn
- Măng cụt nhập khẩu Thái Lan: cuống nhỏ và dài hơn, vỏ thường có màu nâu da cam, vị ngọt và ruột mềm hơn.
Thời điểm thu hái măng cụt
Quan sát thực tế cho thấy, mùa măng cụt nở rộ thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thời gian thu hái măng cụt có thể thay đổi tuỳ vào thời tiết và cách chăm sóc. Tuy nhiên, để quả măng cụt đạt độ ngon nhất thì vào giữa tháng 6. Khi đó, quả măng cụt chín đỏ, chuẩn bị và thơm ngon nhất.
Yêu cầu sinh thái khi trồng măng cụt
Lượng mưa
Măng cụt là loài cây không thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh ở vùng không quá khô hoặc quá ẩm ướt. Ở trong môi trường có lượng mưa khoảng 1200 – 1500mm/năm là điều kiện lý tưởng để cây măng cụt sống và phát triển.
Nhiệt độ
Theo nhận định của các chuyên gia, cây măng cụt có thể phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ thích hợp là từ 25-35 độ C. Với độ ẩm không khí khoảng 80-90%.
Che râm
Thời gian đầu khi mới trồng cây măng cụt, bạn cần lưu ý để che bóng cho cây măng cụt để giảm bớt cường độ ánh nắng mặt trời trực tiếp đến cây. Khiến cây dễ bị chết do phải chịu cường độ ánh nắng quá lớn.
Bí quyết trồng và chăm sóc măng cụt giúp cho năng suất cao
Chọn giống
Hiện nay có nhiều phương pháp để nhân giống măng cụt như gieo hạt hoặc chiết cây. Phương pháp được nhiều người ứng dụng nhất là phương pháp gieo hạt. Bởi cây măng cụt ra quả không thụ phấn nên cây trồng từ hạt sẽ giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ.
Việc gieo hạt măng cụt khá đơn giản, chỉ cần chọn những hạt to từ những quả măng cụt già. Vệ sinh sạch sẽ rồi gieo vào các bầu đất khoảng 10 ngày là hạt sẽ nảy mầm. Không nên để hạt quá lâu rồi mới mang đi gieo vì sẽ khiến cho mầm cây bị yếu, thậm chí không nảy mầm.
Kỹ thuật trồng
Sau khi hạt măng cụt nảy mầm, bạn hãy duy trì độ ẩm để cây ra nhiều chồi và lá. Khi chiều cao cây khoảng 30cm là bạn có thể đem trồng ra vườn.
Khi trồng cần chú ý việc đào hố trồng phù hợp với kích thước bằng với bầu đất. Sau đó nhẹ nhàng đưa cây măng cụt con vào bên trong. Lấp đất bằng với mặt bầu. Bạn có thể cắm thêm cọc tre xung quanh cây để giúp cây đứng vững hơn và ít bị tác động. Sau khi trồng bạn hãy nhớ tưới nước thường xuyên cho cây để đảm bảo đủ độ ẩm cho sự phát triển và sinh trưởng của cây nhé!
Chế độ tưới nước
Măng cụt là loại cây yêu cầu cao về chế độ tưới nước. Đặc biệt là giai đoạn sau khi trồng, giai đoạn cây ra hoa, giai đoạn nuôi quả hoặc mùa khô. Bạn cần cung cấp đủ nước để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt bằng việc tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày cho cây.
Một điểm mà chúng ta cần lưu ý đó là, trong giai đoạn măng cụt đang nuôi quả, nếu gặp tình trạng thiếu nước thì cây sẽ bị giảm năng suất, quả rụng và cho lợi ích kinh tế không cao.
Kỹ thuật cắt tỉa tán cây
Thời điểm khi cây chưa vào độ thu hoạch, bạn có thể tiến hành cắt tỉa tán cho cây. Thời gian cắt tỉa tạo tán vào cuối mùa mưa tháng 9-10 hàng năm.
Loại bỏ những cành đan chéo nhau để tạo sự thông thoáng và ánh sáng để lá cây quang hợp tốt, hạn chế tối đa sự xâm nhập của sâu bệnh. Từ đó duy trì sự phát triển tốt của cây măng cụt.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây măng cụt là loại cây có khả năng bị tấn công cao bởi sâu bệnh. Dưới đây là một số tình trạng sâu bệnh phổ biến mà cây dễ gặp.
- Xì mủ, sượng
Bệnh này thường xuất hiện ở thời điểm trước khi thu hoạch của cây măng cụt từ 2-3 tuần, nhất là lúc mưa nhiều và liên tục.
- Bệnh thán thư
Bệnh này thường xuất hiện ở lá, quả và cành của cây măng cụt. Bệnh phát triển vào lúc mưa nhiều, độ ẩm cao và mưa kéo dài. Đặc điểm của bệnh thán thư là trên lá, quả măng cụt có những đốm đen trắng nhỏ bằng đầu kim, xung quanh có vòng do các tế bào cây bị hỏng gây nên.
- Sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa thường tấn công ở ngọn lá và các lá non làm giảm sự phát triển của cây. Chúng xâm nhập bằng cách gây hại ở biểu bì và ăn diệp lục của lá. Lâu dần dẫn đến tình trạng quang hợp, khiến lá bị khô và dẫn đến rụng lá.
Xử lý tình trạng măng cụt ra hoa sớm
Để vườn măng cụt có thể ra quả như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần bón phân, tỉa cành để tạo tán sớm cho cây, giúp cây ra lá non sớm hơn. Khi đọt non đạt khoảng 9-10 tuần tuổi, bạn hãy tiến hành tạo khô hạn cho cây măng cụt khoảng từ 3-4 tuần. Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị teo lại thì tiến hành tưới đẫm cho cây để kích thích cây măng cụt ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tiếp tục tưới nước cho cây.
Thiết kế vườn trồng cây măng cụt
Kiểu vườn được đánh giá là phù hợp cho sự phát triển của cây măng cụt đó là:
- Đào mương liên tiếp trước khi trồng: một hệ thống mương liếp thông nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc cây. Những chiếc mương có chiều rộng khoảng 2m, liếp rộng khoảng 7-8m. Bên cạnh đó, bạn hãy thiết kế thêm hệ thống đen ven xung quanh vườn để chủ động việc cấp nước cho sự phát triển của cây.
- Trong trường hợp, vườn nhà bạn không bằng phẳng thì nên thiết kế vườn theo kiểu đường đồng mức để thuận tiện cho việc chăm sóc cho cây măng cụt. Đây cũng là kiểu vườn được nhiều người lựa chọn nhờ vào sự tiện ích cho cả việc trồng lẫn thu hoạch măng cụt.
- Thiết kế hệ thống cây chắn gió: Tuỳ vào mô hình vườn của bạn để trang bị cây chắn gió sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất.
Hy vọng với những kiến thức về cách trồng và chăm sóc cây măng cụt mà chúng tôi mới giới thiệu đến bạn trong bài đọc, sẽ giúp bạn ứng dụng thành công cho vườn măng cụt nhà mình. Chúc các bạn may mắn và có một mùa măng cụt bội thu