Cây thuốc

Cây ngải cứu có tác dụng gì? Lợi ích và những lưu ý khi dùng

Ngải cứu là loài thảo dược phổ biến và quen thuộc đối với những người dân tại Việt Nam. Hiện nay, cây ngải cứu được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc giúp chữa bệnh và dùng để chế biến các món ăn giúp bồi bổ cho cơ thể con người. Vậy cây ngải cứu có tác dụng gì? Lợi ích và những lưu ý khi dùng cây ngải cứu là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc này bạn nhé!

Contents

Giới thiệu về cây ngải cứu

Ngải cứu là cây trồng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Từ xa xưa, cây ngải cứu đã được ứng dụng nhiều trong các món ăn và một số bài thuốc chữa bệnh của con người.

Ngoài cái tên ngải cứu, người ta còn gọi loài cây này là ngải diệp, thuốc cứu. Ngải cứu thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm, các lá thường mọc so le nhau, mặt trên lá thường có màu xanh đậm, mặt dưới phủ một lớp lông màu trắng.

Ngải cứu có mùi hương đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khoẻ con người. Tất cả các bộ phận của cây ngải cứu đều có khả năng thu hái và sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay.

Thân cây ngải cứu màu trắng bạc hoặc xanh bạc, hoa ngải cứu có dạng búp, màu hoa thường là màu vàng nhạt hay màu sáng. Chiều cao của cây ngải cứu thường dưới 1m.

Hiện nay cây ngải cứu thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi,… Tại Việt Nam, cây ngải cứu thường mọc dại ở các vùng quê của nhiều tỉnh thành, phổ biến nhất là tình Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái,… Người dân thường khai thác cây ngải cứu để ứng dụng trong các bài thuốc giúp điều trị nhiều bệnh lý của con người và chế biến thành các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

Thời điểm thích hợp để thu hoạch cây ngải cứu là vào khoảng tháng 6 hàng năm. Bộ phận được sử dụng chủ yếu được khai thác để sử dụng là lá ngải cứu.

Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khoẻ

Tác dụng giảm đau hiệu quả

Ngải cứu là một loại thảo dược được đánh giá cao về tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Những người bị thoái khớp chỉ cần sử dụng 3% ngải cứu sẽ giúp giảm thiểu mức độ đau đáng kể. Tuy việc sử dụng hỗn hợp ngải cứu để bôi trực tiếp lên da sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị bỏng rét

Chữa chất chống oxy hoá

Trong cây ngải cứu có chứa hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, hoạt chất này thường có nhiều ở cây ngải cứu trong giai đoạn trước khi cây ngải cứu ra hoa. Bên cạnh đó, chúng có thể chống lại stress oxy hóa hiệu quả.

Khả năng chống viêm

Trong cây ngải cứu có chứa chất artemisinin là một chất chống viêm mạnh mẽ, chúng có khả năng ức chế quá trình viêm, đặc biệt là viêm niêm mạc đường tiêu hoá.

Giúp giảm đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt

Cây ngải cứu giúp làm giảm tình trạng đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt của chị em  phụ nữ. Bạn có thể sử dụng ngải cứu để xông. Với quá trình này, máu của bạn sẽ lưu thông tốt hơn đến tử dung và các tĩnh mạch xung quanh. Từ đó giúp giải quyết tình trạng ứ đọng máu gây ra tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ.

Ngăn ngừa ung thư

Trong cây ngải cứu có chứa artemisinin là thành phấn có tác tác động mạnh mẽ đến các tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào này, đặc biệt là ung thư vú.

Tác dụng chống nhiễm ký sinh trùng

Ngải cứu là loại dược liệu có tác dụng cao trong điều trị nhiễm giun đường tiêu hoá, bài thuốc được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, những bằng chứng về công dụng đặc biệt này vẫn chỉ mang tính chất lịch sử.

Chưa hết, một số nghiên cứu về tác dụng của cây ngải cứu với các loại động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy loài cây này giúp chống lại sự xâm nhập của sán dây hiệu quả. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa được áp dụng trên cơ thể người. Do đó, cần nghiên cứu chuyên sâu hơn để nhận định về tác dụng này của ngải cứu đối với cơ thể người.

Phục hồi sức khoẻ

Hiện nay người ta hay dùng ngải cứu để kết hợp trong chế biến một số món ăn giúp bổi bổ sức khoẻ hiệu quả, nhất là những người bị suy nhược, phụ nữ mới sinh, hoặc mới điều trị bệnh,… có thể sử dụng ngải cứu để hầm cùng gà để tẩm bổ, giúp sức khoẻ chóng phục hồi.

Một số món ăn từ cây ngải cứu như:

  • Gà ác hầm ngải cứu: chuẩn bị 1 con gà ác, 10g đương quy, 20g câu kỷ tử, 2 quả lê, 150g ngải cứu. Cho gà vào hầm trước cùng nửa lít nước, sau đó cho các dược liệu vào hầm. Khi nước trong nồi còn khoảng 500ml thì chia thành 5 phần ăn cả ngày. Sử dụng món ăn này từ 1-2 tuần giúp điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả và kích thích ăn ngon cho người sử dụng.
  • Trứng rán ngải cứu: Đây có lẽ là món ăn quen thuộc được nhiều người ứng dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là món ăn dễ làm và cho công dụng hiệu quả đối với một số bệnh như: máu ứ, giúp hoạt huyết, có lợi cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng sử dụng món ăn trong thời gian dài, tần suất ăn hợp lý nhất là từ 1-2 lần/tuần.

  • Óc lợn hầm ngải cứu: giúp thay đổi khẩu vị và kích thích ăn ngon miệng. Hai thành phần là adenin và choline có trong lá ngải cứu có tác dụng tích cực trong chuyển hoá các chất.

Một số điều cần lưu ý khi dùng cây ngải cứu trong điều trị bệnh

Tuy ngải cứu là một loại cây có chứa nhiều công dụng đối với quá trình điều trị bệnh cũng như có tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng hoặc tuỳ ý sử dụng ngải cứu khi chưa có sự hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần quan tâm khi dùng cây ngải cứu trong điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể.

Không uống ngải cứu và nghệ khi chưa có hướng dẫn cụ thể

Trong Đông y, ngải cứu được sử dụng như một loại dược liệu giúp trừ hàn, làm ấm khí huyết, điều kinh và an thai. Do vậy bạn nên thận trọng khi kết hợp cây ngải cứu với một số dược liệu có tính hoạt huyết, phá ứ cao.

Trong khi đó, nghệ là loại thuốc hoạt huyết được dùng để phá huyết tích, sinh cơ. Do vậy, khi kết hợp 2 dược liệu này bạn cần lưu ý hoặc tham vấn ý kiến của các chuyên gia để có được liệu dùng phù hợp.

Một số đối tượng không nên sử dụng cây ngải cứu

Ngải cứu là một loại dược liệu có chứa nhiều công dụng đối với sức khoẻ của con người. Bạn có thể dễ dàng ứng dụng cây ngải cứu trong quá trình giúp bồi bổ cơ thể hoặc chữa bệnh, nhưng 3 đối tượng dưới đây không tự ý dùng cây ngải cứu khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ:

  • Người bị viêm gan, xơ gan nặng: Tinh dầu có chứa trong ngải cứu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh, tuy nhiên chúng lại gây hại đối với những người đang gặp các vấn đề về gan nặng.
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: Tuy có khả năng an thai nhưng để an toàn đối với thai nhi, mẹ bầu chỉ nên sử dụng cây ngải cứu từ tháng thứ 4 trở đi theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Không nên sử dụng cây ngải cứu ở giai đoạn khi đang bị rối loạn đường ruột cấp tính. Vì lúc này ngải cứu sẽ khiến ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn hấp thu, gây hại cho sức khoẻ người bệnh.

Thời gian sử dụng ngải cứu hợp lý

Sử dụng quá liều lượng ngải cứu có thể gây nên chứng rối loạn tiêu hoá, suy thận, hay một số biểu hiện như buồn nôn, co giật,… Do vậy bạn không nên sử dụng ngải cứu liên tục trong vòng 1 tháng. Mặc dù an toàn là vậy, nhưng cây ngải cứu vẫn chưa được chứng minh về độ an toàn cũng như tác dụng phụ của loài cây này ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của cây ngải cứu đối với sức khoẻ của chính bạn và các thành viên trong gia đình, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ về tình hình bệnh của mình cũng như liều lượng và thời gian sử dụng cây ngải cứu sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Thông qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn biết tác dụng, lợi ích và những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi quyết định sử dụng nhé. Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khoẻ!

Related Articles

Back to top button