Cây thuốc

Cây sâm đất có tác dụng gì? Các bài thuốc từ cây sâm đất

Cây sâm đất có lẽ là loại cây được nhiều người biết đến. Bởi đây là loại cây được ứng dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. Ngoài khả năng bồi bổ cơ thể, giảm đau, tiêu viêm, cây sâm đất còn giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: sỏi thận, bàng quang, cao huyết áp,… Vậy cây sâm đất có mấy loại? Tác dụng của loại cây này là gì? Các bài thuốc từ cây sâm đất cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về thảo dược này.

Contents

1. Giới thiệu về cây sâm đất

Cây sâm đất hay còn gọi là cây sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu,… Sâm đất có tên khoa học là Boerhavia diffusa L thuộc họ hoa phấn.

Cây sâm đất là loại cây thân thảo, thường mọc hoang và mọc toả sát mặt đất, phân nhánh phía dưới.

Rễ cây sâm đất phát triển mạnh và hình thành củ màu vàng nhạt.

Lá cây sâm đất hình trái xoan, có những lá có hình trứng ngược, 2 lá mọc so le với nhau. Phiến lá dày, hơi mập và bóng cả 2 mặt. Mép lá của chúng có các hình lượn sóng, trông khá bắt mắt. Cuống lá của loài cây này khá ngắn, một số người còn tương chúng không có cuống.

Cũng giống nhiều loại thảo dược khác, cây sâm đất cũng có hoa. Hoa của cây sâm đất có kích thước nhỏ, thường có màu hồng tím. Chúng thường kết thành chùm thua ở ngọn và các nhánh, với chiều dài từ 15-30cm. Thông thường, cây sâm đất sẽ ra hoa vào thời điểm cuối tháng 6 đầu tháng 7.

Cây sâm đất có quả nhỏ, quả chín thường có màu đỏ nâu hoặc màu sẫm như quả cây rau mồng tơi. Hạt của cây sâm đất cũng nhỏ, có hình dẹt, màu đen bóng. Sâm đất thường ra quả vào giai đoạn tháng 9 đến tháng 10.

2. Khu vực phân bố cây sâm đất

Cây sâm đất mọc hoang ở khắp các vùng nhiệt đới, điển hình là một số khu vực trung du miền núi.

Tại Việt Nam, cây sâm đất thường mọc hoang ở các tỉnh từ Bắc vào Nam, chúng được tìm thấy nhiều ở các vùng trung du miền núi và các tỉnh Miền Nam. Tại các khu vực này, người dân thường sử dụng lá sâm đất như một loại rau chế biến nhiều món ăn phổ biến.

Ở Trung Quốc, từ xa xưa củ sâm đất đã được các thầy thuốc ứng dụng như một loại thảo dược thiên nhiên giúp điều trị nhiều chứng bệnh của con người hoặc bồi bổ cơ thể khoẻ mạnh.

3. Bộ phận ứng dụng của cây sâm đất

Theo nghiên cứu của các chuyên gia về y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây sâm đất đều có thể sử dụng được. Mỗi bộ phận sẽ chứa công dụng và tác dụng khác nhau.

  • Thân và rễ cây phát triển mạnh thành củ để làm được liệu. Rễ cây có mùi thơm như mùi của củ sâm.
  • Lá cây sâm đất thường được sử dụng trong việc chế biến thành các món ăn như canh rau cây sâm,…
  • Củ sâm đất thì được sử dụng phổ biến trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau của con người bằng phương pháp sắc uống hoặc ngâm rượu.

4. Thu hái và chế biến cây sâm đất

Cây sâm đất là loại cây ưa đất ẩm, những vị trí có nhiều ánh nắng. Sâm đất được đánh giá là loại cây dễ trồng và dễ thu hoạch. Do vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua cây sâm đất bất kể khi nào có nhu cầu.

Bạn có thể thu hái cây sâm đất quanh năm để chế biến và nấu canh hàng ngày cho gia đình hoặc thu hái các bộ phận cây sâm đất có thể sử dụng được để phơi khô và bảo quản để dùng dần với mục đích tẩm bổ cho cơ thể hoặc điều trị một số chứng bệnh.

5. Tác dụng của cây sâm đất

Từ xa xưa, cây sâm đất được nhiều người sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên trong quá trình điều trị bệnh và cho kết quả khả quan. Bên cạnh đó, chúng còn được đánh giá là loại cây ít mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân trong suốt quá trình sử dụng. Vậy tác dụng của cây sâm đất là gì, hiệu quả của chúng trong điều trị bệnh cụ thể ra sao? Hãy tham khảo nội dung bên dưới đây:

  • Bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, từ đó giúp giảm mệt mỏi nhanh chóng
  • Điều trị ho và hen suyễn hiệu quả
  • Phòng chống và điều trị tình trạng tiểu đường
  • Giúp nhuận tràng, điều trị táo bón và trĩ cho kết quả khả quan
  • Thanh nhiệt cơ thể, mát gan
  • Điều trị bệnh huyết áp cao
  • Bổ gan và cải thiện huyết áp tim mạch
  • Cải thiện một số triệu chứng liên quan đến hệ xương khớp
  • Điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang hiệu quả
  • Kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh đó, lá rau sâm đất có thể dùng để ăn sống, luộc hoặc nấu canh. Canh rau sâm đất có vị ngọt ngọt chua chua, khá cuốn hút.

Nếu dùng lá rau sâm đất nấu canh, bạn nên chọn các lá tươi, non. Bạn có thể nấu canh cùng thịt lợn, thịt lợn hoặc tôm. Đây là món ăn rất thích hợp dùng trong bữa cơm gia đình ngày nắng.

6. Một số bài thuốc hay từ cây sâm đất

Hỗ trợ điều trị táo bón

Chuẩn bị khoảng 30g lá sâm đất, khoảng 30g vừng đen rang chín, 30g lá vông bánh tẻ, 20g thiên lý và 20g củ đinh lăng.

Mang tất cả các nguyên liệu đi sơ chế và nấu thành canh để sử dụng hàng ngày. Món ăn sẽ giúp điều trị táo bón  hiệu quả.

Điều trị chứng tiểu tiện nhiều

Chuẩn bị 60g sâm đất, 50g rễ cây kim anh. Mang chúng đi sơ chế sạch sẽ và cho vào nồi/ấm sắc với khoảng nửa lít nước. Đến khi nước sôi thì bật nhỏ bếp, tiếp tục đun khi nước trong nồi còn khoảng 150ml thì dùng. Sử dụng liên tục 5 ngày để gia tăng thêm hiệu quả cho bài thuốc.

Bổ huyết

Dùng 40-80kg củ sâm đất nấu chung với nước, sử dụng hàng ngày giúp bổ huyết, đây cũng là phương pháp giúp lưu thông khí huyết hiệu quả.

Trị chứng kiết lỵ

Chuẩn bị khoảng 100g cỏ sữa, 100g lá sâm đất. Vệ sinh 2 loại thảo dược và cho vào đun cùng 500ml nước. Quan sát đến khi thấy lượng nước trong nồi còn khoảng 150ml thì dừng. Chia thành 2 lần sử dụng trong ngày. Nên duy trì liên tục để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần thì bạn có thể kết hợp bài thuốc này cùng 20g cỏ nhọ nồi để làm giảm triệu chứng này hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Củ sâm đất đem phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 10g bột sâm đất đã tán mịn hòa với khoảng 1 lít nước nguội. Có thể dùng hỗn hợp thay nước uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị 75g sâm đất tươi và sắc cùng nước uống hàng ngày. Nên duy trì sử dụng kéo dài khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy lượng đường huyết trong cơ thể ổn định trở lại.

Chữa chứng cao huyết áp

Chuẩn bị 15g hoa sâm đất (tươi hoặc khô đều được). Rửa sạch và sắc chúng với nước. Hỗn dịch thu được sẽ giúp điều hòa huyết áp của bạn rất tốt, cải thiện tình trạng tăng huyết áp đột ngột ở con người.

Hỗ trợ thanh nhiệt và bổ gan

Sử dụng lá sâm đất để chế biến thành các món ăn hàng ngày vừa tăng thêm sự hấp dẫn của bữa ăn, vừa giúp thanh nhiệt và bổ gan cho tất cả thành viên trong gia đình.

7. Một vài điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng cây sâm đất

Sâm đất là cây được cho là nhiều công dụng hữu ích đối với cơ thể. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào chỉ rõ công dụng của cây sâm đất đối với sức khoẻ con người.

Không nên sử dụng sâm đất cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thực tế có một số trường hợp ăn củ sâm đất có thể bị đau bụng do hệ tiêu hoá kém. Do vậy, để hạn chế tối đa tình trạng này. Trước khi ăn sâm đất, bạn có thể sử dụng 1 vài lát gừng tươi để làm ấm cơ thể.

Hiện nay, vẫn chưa có trường hợp nào sử dụng sâm đất cho tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây sâm đất để điều trị các chứng bệnh liên quan đến sức khoẻ con người, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn. Tuyệt đối không tự áp dụng những bài thuốc kết hợp củ sâm đất, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khoẻ của chính bạn và các thành viên trong gia đình.

Với những nội dung về đặc điểm của cây sâm đất, tác dụng và một số bài thuốc ứng dụng loại dược liệu này đối với sức khoẻ của con người. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trước khi quyết định sử dụng loại dược liệu này. Chúc bạn thành công.

Related Articles

Back to top button