Cây ăn quả

Cây siro: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc chi tiết

Cây siro có lẽ là loại cây quá đỗi quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Với nhiều công dụng ở các bộ phận khác nhau khiến cây siro đã trở thành loại thực vật được nhiều người ứng dụng trong đời sống. Từ quả, đến rễ mỗi bộ phận lại cho một công dụng khác nhau mà không phải ai cũng biết. Để tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc chi tiết của cây siro, mời quý bạn đọc cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Contents

Đặc điểm nhận diện của cây siro

Cây siro hay còn được gọi là cây xi rô, có tên khoa học là Carissa carandas L. Là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường nhiệt đới ẩm, vì vậy chúng được trồng phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu.

Tại Việt Nam, cây siro mới được trồng vào những năm gần đây nên có một số người vẫn chưa biết đến loại cây này.

Siro là một loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và công dụng hữu ích đối với con người. Là dạng cây cành nhưng chúng có khả năng leo như cây hoa giấy. Chúng thường mọc thành bụi cao từ 2-4m. Cây siro có gai khá sắc nhọn, lại phân nhánh thành 2 đầu. Cây được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Khi trồng cây trong chậu, cây siro sẽ phát triển chậm hơn với dáng đẹp hơn.

Quả siro trông rất đẹp, khi quả xanh sẽ có màu tím, khi quả chín sẽ có màu đỏ, càng chín quả cảng đen trông giống quả nho đen. Vị của quả siro khi xanh có vị chua chua ngọt ngọt. Do vậy, chúng được nhiều người lựa chọn làm gia vị thay cho quả chanh. Hoặc được dùng để làm nước chấm. Ngược lại, khi quả chín, chúng lại có vị ngọt như ăn nho. Siro chín có thể ăn nguyên quả, hoặc sử dụng để làm mứt, ngâm rượu tùy nhu cầu của từng người.

Lá của cây siro có màu xanh đậm, lá dài từ 4-7cm, phần đầu lá hơi nhon hoặc có thể khuyết hẳn vào trong. Lá cây được mọc đối xứng nhau, cuống lá ngắn chỉ khoảng 2-3mm.

Phân loại cây siro

Hiện nay trên thị trường có 3 loại cây siro phổ biến.

  • Cây siro đỏ: Đây là cây được trồng phổ biến tại các vùng Nam Bộ. Quả của cây siro đỏ khi xanh sẽ có màu tím, màu đỏ khi chín. Cây siro đỏ thường mọc thành bụi.
  • Cây siro Thái: Khác với cây siro đỏ, quả của siro Thái thường mọc chùm, khi quả chín có màu đỏ. Cây siro Thái thường cho quả quanh năm và quả của chúng thường to hơn quả cây siro đỏ.
  • Cây siro Đài Loan: Đây là loại cây có lá nhỏ hơn so với 2 loại cây siro trên, bên cạnh đó mặt trên của lá thường bóng và nhẵn hơn. Điểm nổi bật của siro Thái là cho quả to và dài hơn. Chúng được nhiều người lựa chọn để trồng bởi khả năng mang lại nhiều quả và quanh năm.

Công dụng của cây siro

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tất cả các bộ phận của cây siro đều có thể sử dụng làm thuốc. Bên cạnh đó, chúng còn được đánh giá là loài cây chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người.

Các hoạt chất có trong quả siro như: phenolic, alkaloids, sterol, axit đơn giản, axit amin và phenolic lignin,… thường được dùng như thực phẩm với nhiều giá trị cao đối với sức khoẻ mà có nhiều người không biết đến. Cụ thể

  • Quả xanh: Siro có vị chua, chúng thường được sử dụng thay chanh để làm gia vị trong các món ăn. Ở một số quốc gia, quả siro xanh còn được sử dụng để muối dưa chua.
  • Quả chín: Quả siro có vị chua chua ngọt ngọt, nấu với nước đường thành siro để giải khát, giúp thanh nhiệt trong mùa nắng nóng. Ngoài ra, quả siro chín còn có thể ngâm rượu hoặc làm mứt,…

Hiện nay, quả siro chưa được cập nhật cụ thể về dược tính của chúng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, theo ghi chép của ông bà ta ngày xưa, quả siro được sử dụng để giải nhiệt và hỗ trợ điều trị các bệnh do thiếu vitamin C gây ra.

Trên phương diện khoa học, trên thế giới đã có công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây siro. Họ đánh giá cây và quả của cây siro có nhiều công dụng tuyệt vời như:

  • Tăng cường thể lực, tăng sức chịu đựng của cơ thể trong một số trưởng hợp
  • Trị chứng sốt rét hiệu quả
  • Chống ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng ở người
  • Kháng virus bại liệt
  • Chống táo bón và chống tiêu chảy
  • Chống nôn
  • Trị giun sán: Chiết xuất từ quả siro xanh có công dụng hiệu quả trong việc chống lại sự xâm nhập của giun sán sau một sử dụng.

Cách trồng cây siro

Cây siro thường được nhân giống bằng các phương pháp như: chiết cành, giâm cành hoặc gieo hạt. Trong đó 2 phương pháp gieo hạt và chiết cành được ứng dụng nhiều nhất.

  • Phương pháp gieo hạt 

Việc lựa chọn hạt giống siro chất lượng là một trong những bước vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau đó của cây. Do vậy, nếu có ý định gieo hạt cây siro, bạn nên chọn hạt từ những cây lâu năm, khoẻ mạnh và phát triển tốt. Hà từ quả già sẽ giúp cây con phát triển khoẻ mạnh hơn. Bạn có thể gieo hạt siro vào tất cả các mùa trong năm nhưng mùa phù hợp nhất để đảm bảo sự phát triển của cây là mùa xuân.

  • Phương pháp chiết cành

Chiết cây siro non không khó nhưng đòi hỏi bạn phải tuân thủ đúng các bước. Nên chọn cây siro giống khoẻ mạnh, có thời gian sinh trưởng từ 3 năm, khắc trên nhánh cây những vị trí cần thiết để bậu cây, khắc khoảng 2 tuần để ra đoạn mới. Sau khi nhanh ra rễ tiến hành tách cây con ra khỏi cây mẹ và đem trồng.

Cách chăm sóc cây siro

Cây siro là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt mà không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ, ngoài ra chúng còn ít có khả năng bị sâu bệnh. Dưới đây là một số yêu cầu trong quá trình chăm sóc cây siro.

  • Ánh sáng 

Cây siro là loại cây ưa ánh sáng, càng những nơi nhiều ánh sáng thì cây càng cho quả đẹp màu, giàu sắc tố.

  • Nước tưới

Trong quá trình trồng cây siro, bạn chỉ cần duy trì lượng nước tưới vừa  phải, nếu lạm dụng việc tưới nước quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rễ bị ngập úng, lâu dần dẫn đến tình trạng rễ cây bị úng hoặc bị thối. Nên duy trình tần suất 3-4 ngày tưới 1 lần cho cây.

  • Đất trồng

Cây siro là loại cây không kén chọn đất trồng. Trong trường hợp bạn trồng siro trong chậu thì nên chọn loại chậu có kích thước từ 40-50cm để đảm bảo sự thông thoáng cho cây phát triển.

  • Nhiệt độ

Siro là loại cây ưa phát triển ở môi trường có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ phù hợp nhất để cây phát triển khoẻ mạnh là trong khoảng từ 15-28 độ C.

  • Bón phân 

Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây bạn nên thường xuyên bón phân và cải tạo đất cho cây. Bên cạnh đó, muốn cho cây có nhiều quả thì hàng tháng bạn nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân đa vi lượng như: NPK, phân hữu cơ,…

  • Phòng trừ sâu bệnh 

Cây siro được đánh giá là loại cây ít bị tác động bởi sâu bệnh, bệnh mà chúng thường mắc phải là nấm. Các bộ phận dễ bị nấm đó là lá và thân. Do vậy bạn cần quan sát sự phát triển của cây siro nhằm phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh mà cây siro gặp phải. Từ đó sẽ có thời điểm phun thuốc cho cây phù hợp.

Cây siro là một trong những cây ăn quả, cây cảnh cho giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Mang trong mình vẻ đẹp kiên cường kết hợp với màu sắc rực rỡ của quả siro, ngoài ra quả siro còn cho mùi thơm và hương vị khá thu hút, chính vì vậy chúng đang là loại cây cảnh nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của người trồng. Nếu bạn đang có ý định tìm cây cảnh mà cho giá trị và công dụng hữu ích trong cuộc sống thì chần chừ gì mà không chọn ngay cho mình một cây siro. Vừa giúp làm cảnh, uốn thành dạng cây siro bonsai cho các hình dạng bắt mắt, thu hút mọi sự quan tâm của người xung quanh và làm đẹp cho không gian mà bạn mong muốn.

Back to top button