Cây phong thủy

Cây sống đời: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây sống đời là một loại cây phong thuỷ được nhiều người lựa chọn trồng ở phòng làm việc hay trong nhà. Cây vừa có công dụng làm trang trí vừa là một vị thuốc dễ dùng được nhiều người ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây sống đời ra sao. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

Contents

Thông tin về cây sống đời

Cây sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng, cây thuốc bỏng. Loài cây này có tên khoa học là Kalanchoe pinnata, thuộc họ lá bỏng, là loại cây mọng nước có nguồn gốc Madagascar. Ngoài khả năng làm cây cảnh, đây còn là một loại thảo dược được sử dụng nhiều để chữa bệnh rất tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

Sống đời là loại cây thuộc thân thảo và phân nhánh. Những cây trưởng thành có thể cao lên đến 1m. Thân cân nhẵn có màu tím hoặc xanh. Trên thân và cành mọc ra các lá sống đời đối xứng nhau và có cuống ngắn. Lá cây căng mọng nước, có màu xanh, bên trong lá có chất nhờn. Viền lá hình răng cưa, có màu hơi tím đỏ.

Hoa của cây sống đời thường có màu đỏ hoặc màu vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh, cánh hoa xếp thành nhiều lớp. Thời điểm cây sống đời ra hoa là từ tháng 2 đến tháng 5. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hoa sống đời như: sống đời ta, sống đời Đà Lạt, sống đời đỏ, sống đời 5 màu,…

Các loại cây sống đời phổ biến hiện nay

Hiện tại ở Việt Nam, cây sống đời có nhiều loại khác nhau, cụ thể:

  • Cây sống đời ta: Hay còn được gọi là cây bỏng ta, bông lồng đèn là loại cây được sử dụng trồng chậu làm cảnh hoặc trồng bồn, ban công và có nhiều tác dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh
  • Cây sống đời đỏ: Đây là loại cây sống đời có hoa màu đỏ thẫm, bông nhuyễn và thường ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán.
  • Cây sống đời 5 màu: Là loại cây cho bông nhuyễn, có 5 màu sắc khác nhau. Hoa của cây sống đời 5 màu thường ra hoa và dịp Tết cổ truyền nên được trồng nhiều trong các chậu nhỏ để phục vụ nhu cầu trang trí của gia đình.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây sống đời

Mang trong mình nhiều ý nghĩa về mặt phong thuỷ, cây sống đời được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà, bàn làm việc và một số không gian khác trong ngôi nhà. Cùng với đó là ưu điểm trong vấn đề chăm sóc và khả năng cho hoa đẹp, cây sống đời càng thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng yêu thích cây cảnh.

Là loại cây cảnh có kích thước nhỏ và trông khá dễ tổn thương nhưng cây sống đời lại có sức sống vô cùng mãnh liệt. Chỉ cần 1 lá cây bị rụng hoặc rơi xuống đất, theo thời gian chúng có thể mọc rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Thậm chí, nếu bạn thường xuyên quan sát các cây sống đời, bạn có thể dễ dàng thấy trên mỗi lá bỏn cũng mọc ra một hoặc nhiều cây con. Từ đó, có thể thấy rằng, loài cây này có khả năng nhân giống dễ dàng và nhanh chóng. Bởi vậy, người ta mệnh danh loài cây này là mệnh danh cho sự trường thọ và sinh sôi nảy nở.

Có cây sống đời trong nhà như một lời nguyện cầu cho gia đình thêm con cháu, giúp thai phụ sinh con dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khả năng sinh sôi của những cây con nhanh chóng và dễ dàng khiến cho người trồng tin vào việc tăng sinh khí và khả năng sinh sôi thể hệ sau cho con người.

Bên cạnh đó, với tên gọi của mình. Trong phong thuỷ, cây sống đời được dùng làm những món quà ý nghĩa tặng cho những người lớn trong nhà như một cách bày tỏ lòng mong ước về sự trường thọ, bách niên giai lão. Chưa hết, lá cây sống đời mọng nước và xanh mướt là biểu tượng cho sự tươi mới, căng tràn sức sống rất thích hợp với tất cả mọi người.

Cây sống đời phong thuỷ hợp nào, mệnh gì?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, ai cũng có thể trồng cây sống đời bởi chúng giúp mang đến nhiều điều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống và tránh được những khó khăn trong cuộc sống.

Xét về mặt mệnh, tuỳ vào màu sắc của hoa mà cây sống đời sẽ phù hợp với từng mệnh khác nhau. Theo ngũ hành, cây sống đời thuộc mệnh Thổ, nên phù hợp với những người cùng là mệnh thổ. Mệnh Thổ tương sinh với mệnh Hoả, nên những người mệnh Thổ vẫn có thể trồng cây sống đời trong nhà để làm giảm những rủi ro không nên có, tăng thêm những vận khí vận tốt cho gia chủ.

Công dụng của cây sống đời

Cũng giống như một số loài cây cảnh khác, ngoài công dụng trong phong thuỷ, cây sống đời còn là một loại thảo dược được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau của con người.

Trong y học Phương Đông, cây sống đời có vị chua, tính mát. Tất cả các bộ phận của cây sống đời đều có thể làm dược liệu được. Đặc biệt, chúng khá an toàn, lành tính mà chi phí lại rẻ.

Công dụng của cây sống đời đối với sức khoẻ như: tác dụng cầm máu, giảm đau, kháng viêm hiệu quả và giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh chóng và chữa bệnh vàng da hiệu quả. Ngoài ra, bên trong lá cây sống đời còn chứa dược chất giúp chống oxy hoá mạnh mẽ. Cùng với đó, dịch chiết từ lá cây có hiệu quả rất khả quan đối với những bệnh nhân gặp các vấn đề hô hấp và phòng chống ung thư.

Cách trồng cây sống đời

Cây sống đời được đánh giá là loài cây có khả năng phát triển và sinh sôi khá mạnh mẽ, dù sống ở trên cạn hay dưới nước. Để trồng cây sống đời bạn có thể thực hiện bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm lá/chiết cành hoặc tách cây con.

  • Trồng cây bằng hạt giống: Khi trồng cây sống đời bằng phương pháp gieo hạt khá đơn giản. Bạn nên chọn những hạt giống khoẻ mạnh để cây sinh trưởng phát triển tốt. Khi trồng, bạn chỉ cần gieo hạt giống xuống đất rồi lấp kín đất, sau đó đảm bảo đủ độ ẩm cho cây có thể phát triển là được.
  • Trồng cây sống đời bằng cách giâm lá, chiết cành hoặc tách cây con: Đây là phương pháp được đánh giá là tiết kiệm cả chi phí lẫn thời gian thực hiện. Với phương pháp này, bạn có thể lấy cành, lá hoặc cây con sống đời, sau đó cắm chúng dưới đất và đảm bảo độ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây sống đời

Cây sống đời là loại cây cảnh không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao như nhiều loại cây khác. Để cây phát triển, ra hoa đẹp thì bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Ánh sáng: Sống đời là loại cây rất thích những không gian có nhiều ánh sáng, do vậy bạn nên chọn những vị trí gần cửa sổ hoặc những nơi có ánh nắng trực tiếp để cây hấp thụ ánh sáng tự nhiên tốt nhất. Khi có đủ ánh sáng, cây sẽ phát triển mạnh khoẻ, cho hoa rất đẹp và thu hút.
  • Đất trồng: Khi mới trồng cây sống đời, bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, thông thoáng và nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo khả năng sinh trưởng của cây, bạn có thể tiến hành bón phân thường xuyên cho cây. Và tham khảo sử dụng các loại phân chuồng ủ mục hoặc phân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
  • Tưới nước: Với phiến là mọng nước, cây sống đời là loại thực vật đòi hỏi tần suất tưới cây cao. Khi sống đời còn non bạn có thể tưới 2 lần/ngày. Đến giai đoạn trưởng thành thì bạn chỉ cần duy trì tưới 1 lần/ngày là đủ.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Cây sống đời có thể dễ dàng bị xâm nhập bởi nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Do vậy bạn cần chú trọng theo dõi sự phát triển của cây để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. Nếu có phát hiện các biểu hiện của rầy, sâu, bọ ăn lá cây thì hãy nhanh chóng phun thuốc cho cây và xử lý kịp thời các vấn đề mà cây gặp phải.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây sống đời đúng cách. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trang bị thêm những kiến thức cần thiết trong quá trình trồng cây sống đời tại nhà. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về cây sống đời, thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời và thoả đáng.

Related Articles

Back to top button