Cây phong thủy

Cây thiết mộc lan: ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và cách chăm sóc

Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu con người cũng từ đó tăng lên. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phong thuỷ đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi chỉ khi phong thuỷ phù hợp thì sẽ giúp mang lại những may mắn trong cuộc sống và sức khoẻ cho con người. Mà nhắc đến phong thuỷ thì không thể thiếu được cây cảnh. Trong đó cây thiết mộc lan được xem là một trong những cây cảnh chứa nhiều ý nghĩa phong thuỷ và tạo được nét độc đáo cho không gian nhà bạn. Hãy cùng chúng tôi khám phá đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ và cách chăm sóc cây thiết mộc lan đúng cách trong bài viết dưới đây.

Contents

Đặc điểm của cây thiết mộc lan

Thiết mộc lan là cây cảnh thân gỗ cột, nhiều lá. Cây có tên khoa học là là Dracaena fragrans, thuộc loại thực vật có hoa họ tóc tiên. Cây có nguồn gốc tại các nước Tây Phi, hiện nay loài cây này được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Cây thiết mộc lan là cây có lá hình nơ, màu hơi sẫm và bóng. Phiến lá có các đường chạy dọc, có màu vàng nhạt, trung tâm lá ngả hẳn sang màu vàng. Lá cây trưởng thành có thể dài lên đến 100cm và chiều rộng lên đến 10-15cm.

Chiều cao của cây thiết mộc lan phụ thuộc và điều kiện môi trường và cách chăm sóc của gia chủ dành cho cây. Những cây thiết mộc lan có chiều cao lên đến 6m nếu trồng ở điều kiện phù hợp và có dinh dưỡng cao.

Cũng giống nhiều loài cây khác, cây thiết mộc lan cũng có khả năng nở hoa. Hoa của loài cây này có mùi thơm khá đặc trưng, với sắc trắng tinh khôi, chúng thường nở ban đêm và kết thành dạng chùm. Mùa ra hoa của thiết mộc lan thường là mùa đông. Cây có cho hoa đẹp và nhiều hay không là tuỳ thuộc và điều kiện chăm sóc và khí hậu của môi trường xung quanh. Nếu chăm sóc sai cách thì cây có thể không ra hoa suốt nhiều năm liên tiếp.

Bên cạnh đó, đây là cây cảnh được đánh giá về sức sống bền bỉ và dẻo dai. Bạn chỉ cần trồng một cành nhỏ xuống đấy là chúng có thể phát triển thành những cây thiết mộc lan khỏe mạnh. Cũng chính bởi lý do này mà cây thiết mộc lan đang trở thành loài cây cảnh được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để trồng trong vườn nhà, văn phòng hay các phòng tiếp khách…

Công dụng của cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan sở hữu sắc xanh đặc trưng, giúp căn phòng của bạn trở nên tươi mới và mát mẻ. Bên cạnh đó, màu xanh của lá thiết mộc lan sẽ giúp không gian nhà bạn trở nên sáng sủa và thông thoáng hơn.

Cây thiết mộc lan ngoài công dụng trang trí và mang lại hương thơm cuốn hút, đặc trưng, chúng còn là “cỗ máy” giúp thanh lọc không khí rất hiệu quả. Chúng được đánh giá là có thể loại bỏ các độc tố dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ đường hô hấp của con người.

Bên cạnh đó, cây thiết mộc lan còn giúp hút được benzene, toluene, formaldehyde, giúp mang lại bầu không khí xanh – sạch – thông thoáng, từ đó nâng cao chất lượng không khí giúp bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.

Cây thường được các gia đình lựa chọn đặt ở những nơi như phòng khách, văn phòng, bàn làm việc,… như một cách giúp môi trường trong lành, sạch sẽ. Từ đó sẽ giúp các thành viên trong gia đình sẽ được thư giãn hàng ngày sau mỗi giờ làm việc căng thẳng.

Ý nghĩa của cây thiết mộc lan trong phong thuỷ

Theo phân tích của các chuyên gia về phong thuỷ, cây thiết mộc lan là lựa chọn đúng đắn, giúp cầu mong nhiều điều may mắn, hạnh phúc trong gia đình. Ngoài ra, nếu cây thiết mộc lan của bạn đang trong thời kỳ ra hoa, đây là biểu tượng của tiền tài sắp gõ cửa nhà bạn.

Ngoài ra, cây thiết mộc lan có đặc tính là đâm chồi mới tại vị trí nhánh, thân cây bị cắt, đây cũng là hoạt động cho những may mắn mới đang tới. Đó có thể là may mắn trong công việc, làm ăn, quan hệ,… của người trồng trong thời gian tới đây.

Bên cạnh đó, khi chọn cây thiết mộc lan để trang trí cho không gian nhà bạn, bạn có thể lựa chọn theo số lượng cành hoặc chậu thiết mộc lan. Bởi với mỗi số cành, mỗi chậu cây sẽ chứa đựng một thông điệp khác nhau. Dưới đây là một số hình thức cây thiết mộc lan phổ biến và ý nghĩa của chúng:

  • 2 cành: tượng trưng cho sự may mắn trong tình yêu, cầu mong cho vạn sự như ý
  • 3 cành: là hình mẫu của sự hạnh phúc
  • 5 cành: là lời chúc về sức khoẻ dành cho gia chủ
  • 8 cành: là sự phát lộc, thịnh vượng của gia chủ
  • 9 cành: là tượng trưng cho sự dồi dào trong tài lộc, lời chúc viên mãn, thời vận tốt cho gia chủ.

Cây thiết mộc lan hợp với người mệnh gì? Tuổi gì?

Thiết mộc lan là loài cây luôn xanh tốt quanh năm. Màu xanh của cây đại diện cho hành Mộc. Do vậy, cây thiết mộc lan thường hợp với những người có mệnh Hoả và mệnh Mộc. 2 mệnh này, nếu trồng cây thiết mộc lan sẽ giúp mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống lẫn công việc. Chưa hết đây sẽ là lời cầu chúc cho các thành viên trong gia đình luôn trường thọ, dồi dào năng lượng.

Những người mang mệnh Mộc có thể trồng cây thiết mộc lan là: 1958, 1959, 1980, 1981, 1988, 2002, 2003,…

Những người mang mệnh Hoả có thể trồng cây thiết mộc lan: 1994, 1986, 1965, 1978, 1979, 2008, 2009,…

Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan đúng cách

Để đáp ứng nhu cầu trang trí nhà ở, văn phòng, phòng làm việc, trên thị trường có bán rất nhiều chậu cây thiết mộc lan trồng sắn. Do đó, nếu bạn muốn tìm một chậu thiết mộc lan thì có thể ghé thăm các địa chỉ bán cây cảnh gần nơi mình ở để mua. Nhưng nếu muốn sở hữu một chậu thiết mộc lan do chính tay mình tạo nên thì bạn có thể tự trồng và chăm sóc. Dưới đây là 3 cách trồng cây thiết mộc lan mà bạn có thể dễ dàng ứng dụng.

Trồng thuỷ sinh

Cây thiết mộc lan trồng thuỷ sinh thường được sử dụng để trồng với mục đích trang trí nội thất bởi sự nhỏ gọn, tiện dụng của nó. Tuy nhiên, thiết mộc lan trồng thuỷ sinh chỉ duy trì thời gian sống trong khoảng 2-3 tháng, bởi cây sống bằng chất dinh dưỡng tự thân của nó.

Trồng bằng thân

Bạn có chặt một đoạn thân cây thiết mộc lan để nhân giống loại cây cảnh này. Với phương pháp trồng này, cây thiết mộc lan có thể sống từ 4-5 tháng. Nhưng nếu bạn đem chậu để ra vị trí thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên thì cây sẽ phát triển bình thường và nhanh chóng trở thành cây thiết mộc lan trưởng thành.

Trồng bằng gốc

Ngoài 2 phương pháp mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể nhân giống thiết mộc lan bằng việc trồng bằng gốc. Sau khi cắt tỉa bớt phần ngọn và thân, bạn có thể trồng cây như một cây cảnh bình thường. Với phương pháp này, cây thiết mộc lan sẽ có sức khoẻ và sống lâu hơn những phương pháp trồng ở trên. Đặc biệt, với đặc điểm ưa sáng, khi bạn đưa cây thiết mộc lan ra phơi nắng thì gốc cây sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều.

Chăm sóc cây thiết mộc lan

Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc cây thiết mộc lan mà bạn cần lưu ý trong suốt quá trình trồng loại cây này.

Tưới nước

Cây thiết mộc lan là loại cây yêu cầu cao về lượng nước. Do vậy, trong suốt quá trình chăm sóc loài cây này, bạn nên thường xuyên cung cấp nước cho cây để duy trì sự sống. Nên giữ thói quen tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều máy để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây.

Chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm trong quá trình trồng cây thiết mộc lan. Bạn có thể ứng dụng các loại phân bón như: NPK, phân vi sinh,… để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khoẻ mạnh và nở hoa đúng thời vụ.

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây

Thực tế cho thấy, cây thiết mộc lan là loại cây cảnh ít bị sâu bệnh xâm nhập như những loài cây cảnh khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cây thiết mộc lan vẫn bị sâu cuốn chiếu tấn công, gây ra tình trạng khô vằn lá. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng này dễ dàng, bạn có thể bắt thủ công những con sâu cuốn chiếu trên lá. Sau đó phun thuốc chống sâu bệnh cho cây.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn trong nội dung bài đọc về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách chăm sóc cây thiết mộc lan mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn trong nội dung bài đọc sẽ giúp bạn có thêm kiến thức khi đang có ý định lựa chọn một cây cảnh để trồng trong văn phòng, không gian nhà ở của mình. Chúc bạn sẽ tìm được một cây thiết mộc lan phù hợp với sở thích của mình.

Related Articles

Back to top button