Cây phong thủy

Cây trầu bà hợp mệnh gì, tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc

Là một loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn, cây Trầu bà không chỉ mang đến những công dụng về mặt làm cho không gian trở nên xanh mát hơn mà còn mang đến những ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc. Cùng với đó là khả năng dễ trồng, dễ chăm sóc, cây Trầu bà lại càng nhận được nhiều sự yêu thích của các tay chơi cây cảnh. Để cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin về cây Trầu bà cũng như cây trầu bà hợp mệnh gì, tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc ra sao? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Contents

Giới thiệu chung về cây trầu bà

Trầu bà có lẽ là loài cây đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Ở nước ta loài cây này có được gọi với cái tên như: Thạch cam tử hay Hoàng kim, Vạn niên thanh leo.

Trầu bà là dạng thực vật dây leo, thân mềm, toàn thân màu xanh. Đây là loại cây cảnh phát triển khá tốt nhờ khả năng leo bám của mình.

Lá trầu bà có hình trái tim khá bắt mắt, thoạt nhìn sẽ hơi giống lá trầu ta. Trên mỗi phiến lá sẽ có những đốm trắng vàng trông rất thu hút.

Về mặt ánh sáng, cây Trầu bà là loại cây ưa bóng râm, chúng có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong những căn phòng kín, ít hoặc thậm chí không cần ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, rễ của cây Trầu bà có khả năng sinh sống rất khoẻ mệnh, chúng có thể sống thuỷ sinh mà không lo bị úng nước.

Tác dụng của cây Trầu bà

Ngoài tác dụng trong trang trí cho ngôi nhà của mình, cây Trầu bà còn được trồng với mong muốn mang đến cho gia chủ những may mắn, thành công và an lành. Với khả năng trồng thuỷ sinh hoặc chậu đất, trầu bà có thể được treo ở bất kỳ địa điểm hay không gian nào mà bạn muốn, miến chúng mang đến giá trị thẩm mỹ cao.

Một trong những ưu điểm khá lớn của Trầu bà đó là khả năng sinh sống và phát triển tốt trong nhà. Do vậy, bạn có thể đặt cây ở phòng khách, phòng ăn hay phòng làm việc đều được. Đặt trầu bà trong nhà, sẽ giúp xua đuổi những vận đen, xui rủi trong cuộc sống, giúp gia chủ tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

Bên cạnh đó, với sức sống mãnh liệt, khả năng phát triển ngay cả khi gặp điều kiện khắc nghiệt nhất, cây Trầu bà còn thể hiện cho sự đấu tranh, vượt lên trên gian khó trong cuộc sống. Bởi vậy, loại cây này phù hợp cho những người làm quản lý và lãnh đạo.

Cây Trầu bà hợp tuổi nào, mệnh nào?

1. Cây Trầu bà hợp mệnh nào?

Tương tự như những loại cây cảnh khác, để phát huy tối đa công dụng của cây Trầu bà, người chơi phải biết lựa chọn đúng tuổi và đúng mệnh. Theo các chuyên gia về phong thuỷ, cây Trầu bà phù hợp với những người mệnh Mộc.

Lý do là gì? Những người mệnh Mộc có bản tính rộng lượng và khá phóng khoáng. Đây là những người không câu nệ, biết cách đối nhân xử thế, thông minh và dễ dàng đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, người mệnh Mộc lại thiếu dứt khoát trong hành xử, do vậy hay bị người khác lợi dụng và thường bỏ qua những cơ hội tốt trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, cây Trầu bà là loài cây khá mạnh mẽ, có khả năng vươn lên trong cuộc sống rất tốt, đây cũng là điểm yếu của những người mệnh Mộc.

Ngoài ra, cây Trầu bà còn giúp mang lại nhiều sự may mắn với những người mệnh Thổ.

2. Cây Trầu bà hợp tuổi nào?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại Trầu bà với đặc điểm khác nhau như: Trầu bà vương đỏ, Trầu bà leo cột, Trầu bà vương xanh,… Xét thấy, dù là loại Trầu bà nào, loài cây này cũng rất hợp với những người tuổi Ngọ.

Bởi, trong 12 con giáp, tuổi Ngọ là những người thích những sự mới mẻ, thích độc lập, cũng chính lý do đó mà người ta chọn Trầu bà làm cây hộ mệnh cho gia chủ. Sở hữu một cây trầu bà sẽ giúp người sinh năm Ngọ gặp nhiều may mắn hơn trong kinh doanh, bớt gặp những chuyện xui xẻo và thị  phi.

Theo quan niệm dân gian trong phong thuỷ, để cây Trầu bà có khả năng phát huy công dụng của nó và phát triển mạnh mẽ, chỉ cần chú ý việc chăm sóc cây sao cho tốt nhất. Đừng để cây bị chết héo, hoặc kém phát triển, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tài khí của gia chủ.

Cách trồng và chăm sóc Trầu bà

1. Cách trồng

Trầu bà là loại cây ưa nước, không sợ bị úng trong môi trường nước nhiêu, vì vậy, chúng có thể trồng trong chậu đất hay thuỷ sinh đều được. Để trồng cây Trầu bà, bạn có thể áp dụng các bước sau đây:

Bước 1: Cắt cành 

Lấy một đoạn cành trầu bà tươi tốt, có đầy đủ nhánh và mầm.

Bước 2: Tạo rễ

Để trồng được Trầu bà, bạn cần trồng cành đã cắt vào chậu cát khô hoặc nơi ẩm có nước. để trầu bà có thể mọc rễ.

Bước 3: Trồng cây

Sau khi cây con đã mọc rễ, bạn có thể dùng chúng và trồng ở bất kỳ vị trí nào mà mình mong muốn, đó có thể là những nơi giàu dinh dưỡng hoặc nơi có thể trồng thuỷ sinh.

2. Cách chăm sóc

Là loại cây dễ trồng và sinh trưởng, bạn chỉ cần lưu tâm một số vấn đề dưới đây để chăm sóc Trầu bà đúng cách, mang đến nhiều lợi ích cả về mặt thẩm mỹ lẫn phong thuỷ trong cuộc sống:

  • Nên trồng Trầu bà ở những vị trí có nhiều bóng râm, không bị chiếu ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ phù hợp để cây có thể phát triển khoẻ mạnh là từ 15-30 độ C.
  • Nên chọn đất có nhiều chất dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng giữ nước cao. Duy trì tần số tưới nước mỗi ngày 1 lần.
  • Nếu bạn trồng Trầu bà thuỷ sinh, thì nên lưu ý thay nước hàng tuần cho cây, đặc biệt là quan sát thấy nước trong bình đổi màu.
  • Trầu bà là loại cây dễ sinh trưởng và phát triển, do vậy bạn không cần bón phân liên tục cho cây. khoảng từ 3-5 tháng bón một lần là đủ.
  • Lưu ý chăm tỉa cành cây, cắt bỏ những lá úa vàng. Đặc biệt là khi trồng trong nhà để đảm bảo thẩm mỹ cho chính ngôi nhà của bạn.

Bên cạnh đó, Trầu bà là loại cây có chứa độc tố gây tiêu chảy nếu chẳng may ăn nhầm, thậm chí gây bỏng rát niêm mạc lưỡi, niêm mạc dạ dày nếu số lượng chất độc này đưa vào cơ thể nhiều. Do vậy, bạn cần hết sức chú ý, nhất là đối với trẻ em.

Với những thông tin về cây Trầu bà mà chúng tôi vừa cung cấp đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức nếu đang có nhu cầu mua để trồng Trầu bà trong nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cây Trầu bà nói riêng và các loại cây cảnh nói chung, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ bạn nhé!

Related Articles

Back to top button