Top 7 loại cây trúc đẹp, hợp phong thủy, được yêu thích nhất

Trúc cảnh là loại cây trang trí không gian và cây phong thủy được trồng phổ biến hiện nay bởi vẻ đẹp và lợi ích tuyệt vời mà loại cây này mang lại. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về top 7 cây trúc cảnh đẹp, hợp phong thủy và được yêu thích nhất.
Contents
Top 7 cây trúc cảnh đẹp, được yêu thích
Cây trúc quân tử
Không gian sân vườn sẽ được tạo điểm nhấn rất đặc biệt bởi hàng trúc quân tử tươi xanh, khẳng khiu. Đây là loại trúc được ưa chuộng thích hợp trồng với không gian mở và rộng như bờ bao, ngoài vườn nhà.
Đặc điểm cây trúc quân tử
Thân cây thẳng chia đều thành những đốt như thân tre, có độ cao từ 2-3m, có màu xanh hoặc màu ngả vàng.
Lá cây mọc thành cụm chủ yếu trên đỉnh ngọn, có màu xanh tự nhiên thuôn dài, nhọn dần về cuối và không có cuống. Cây xuất hiện những chiếc bẹ màu nâu ôm lấy thân, rễ bò dài.
Ý nghĩa cây trúc quân tử
Ngoài giá trị làm đẹp cho không gian, bản thân cây trúc quân tử còn mang ý nghĩa tốt đẹp đó là mang đến điều may mắn, vượng khí tốt cho gia chủ. Cây thẳng đứng và cái tên của nó cũng nói nên sức sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên nghịch cảnh, dám đối đầu thách thức kiên cường, bản lĩnh.
Cây trúc cần câu
Loại cây này cũng nằm trong danh sách các loại trúc cảnh được trồng phổ biến tại sân vườn, tiểu cảnh, hàng rào.
Đặc điểm cây trúc cần câu
Khá giống với đặc điểm cây trúc quân tử, tuy nhiên thân loại cây này có bán kính lớn hơn, tán lá xanh rậm rạp, cây mọc sát nhau tạo thành bụi giống như chiếc ô xanh khổng lồ.
Ngoài ra loại cây này còn được biết đến với cái tên trúc bạch, trúc cá trê…
ý nghĩa cây trúc cần câu
Cây trúc cần câu biểu tượng cho sự chắc chắn, chính trực tinh thần đoàn kết đùm bọc, gắn kết.
Cây trúc phú quý
Nhắc đến loại cây phong thủy trồng trong nhà không thể không kể đến dòng trúc cảnh mà đặc biệt là cây trúc phú quý. Với hình dạng khá nhỏ nhắn, không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ và thích nghi tốt với điều kiện trồng kể cả trong nhà nên loại cây này được mọi người rất để tâm.
Đặc điểm trúc phú quý
Chiều cao từ 20-50cm, thân mềm có những đốt dọc cách nhau 3-5cm, màu xanh đậm đặc trưng, giữa các đốt là những đường viền tròn rất nổi bật. Loại trúc này không có cành mà những chồi lá mọc ra trực tiếp từ thân và có bẹ bọc xung quanh. Những chồi non xanh mơn mởn, những chiếc lá thuôn dài từ 10-15cm, hình giáo mác nhọn dần về ngọn lá.
Ý nghĩa cây trúc phú quý
Tổng thể cây là màu xanh sự sống, là những chồi non đua nhau đơm nay đó biểu tượng cho sự may mắn, sinh sôi tái lộc, phú quý, bởi vậy mới nói đằng sau màu xanh tuyệt vời của trúc phú quý mang nét đẹp phong thủy độc đáo, điều này rất được coi trọng đặc biệt là những người doanh nhân, kinh doanh họ vô cùng yêu thích trúc phú quý.
Cây trúc mây
Không gian sẽ được tô điểm bởi màu xanh của những cây trúc mây tươi mát mà dễ chịu vô cùng, loại cây này được dùng trang trí nội thất trong nhà, đặt trên ban công, phòng làm việc, phòng lễ tân.
Đặc điểm cây trúc mây
Độ cao phổ biến từ 1-2m, kết hợp với một chiếc chậu sẽ tôn được vẻ đẹp của những cây trúc mây. Cuống lá dài, bên trên lá những chiếc lá có tán và bán kính khá rộng, xòe ra những ngôi sao xanh lớn.
Ý nghĩa cây trúc mây
Trúc mây mọc thành cụm biểu tượng cho sự sum họp, đoàn viên, những cây trúc mây có tác dụng điều hòa không khí, hấp thụ khí amoniac rất tốt nên luôn mang đến không gian dễ chịu, thoải mái, một nguồn năng lượng tuyệt vời cho gia chủ.
Cây trúc nhật
Loại cây này cũng được coi là loại cây trang trí nội thất được yêu thích bởi màu xanh tươi mang đến không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên, cải thiện không gian sống
Đặc điểm cây trúc nhật
Cây trúc nhật có chiều dài từ 1-1.5m, thân nhỏ và khá mềm, lá mọc xum xuê từ gốc đến ngọn nhưng không có cuống chủ yếu là những bẹ nhỏ. Lá thuôn dài, màu xanh tự nhiên nhẵn bóng, mềm và mượt, lá xuất hiện những đốm trắng bên trên mặt.
Ý nghĩa cây trúc nhật
Hoa cây trúc nhật có màu trắng nhỏ, liti trên ngọn cây xuất hiện báo hiệu những điều may mắn, an nhiên, bình yên. Cây trúc nhật không đơn thuần là cây trang trí mà bản thân nó chứa đựng những ý nghĩa phong thủy đó là mang lại may mắn, tài lộc cho người sở hữu.
Cây trúc Quan Âm
Trúc Quan Âm hay được gọi lá trúc phật bà, mang hình thái bên ngoài khá đặc biệt nên những người yêu cây và hiểu về cây vô cùng yêu thích giống cây này. Với những đặc điểm sinh trưởng cây trúc Quan Âm hay được trồng ngoài vườn nhà, tiểu cảnh sân vườn…
Đặc điểm cây trúc Quan Âm
Dáng cây cao tầm 1-5m, cây mọc thành bụi, thân cây cứng, chia đốt rõ ràng. Thân cây có màu xanh lục khi cây già tuổi có vàng ươm khá bắt mắt, bán kính thân 3-5cm tròn trịa, uốn cong cong hình sóng. Tán lá rập rạm mọc xòe tròn đối xứng như vòng tay phật bà đang bảo vệ cho con.
Ý nghĩa cây trúc Quan Âm
Ngay cái tên cũng thể hiện được ý nghĩa của loại cây này đó là sự thanh tịnh tâm hồn, đón nhận những điều tốt đẹp. Cây trúc Quan Âm mang giá trị phong thủy giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ gia chủ bình yên, thuận hòa.
Cây trúc Thái
Một loại cây có khả năng lọc không khí, hút khí CO2, dễ trồng và chăm sóc thích nghi với điều kiện sống nhanh nên cây trúc Thái được ưu ái là lựa chọn cho không gian văn phòng, trong khách, phòng đọc sách.
Đặc điểm cây trúc Thái.
Tổng thể cây là màu xanh mát, thân cây cao vừa tầm độ 1-2m, lá cây mảnh dài, dáng rủ tỏa ra xung quanh. Nhìn cây trúc Thái toát lên vẻ thanh cao, tinh tế mà sang trọng vô cùng, kết hợp với những công dụng của mình thì lý giải tại sao loại cây này đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường trúc cảnh.
Ý nghĩa cây trúc Thái.
Ngoài giá trị trang trí và có lợi cho sức khỏe con người, người trồng cây trúc Thái còn gửi gắm vào đó những điều mong muốn tốt đẹp, thuận lợi trong công việc, cuộc sống.
II. Cách trồng và chăm sóc các loại trúc cảnh.
Tuy đặc điểm hình thái khác nhau nhưng để có một cây trúc cảnh đẹp và tươi tôt thì quá trình trồng và chăm sóc cũng cần có những lưu ý đó là
- Chọn giống: lựa chọn cây giống theo sở thích của mình nhưng đảm bảo cây phải khỏe, mầm to, không có dấu hiệu mầm bệnh.
- Kỹ thuật trồng: tùy vào mục đích, đặc điểm sinh thái khác nhau mà lựa chọn trồng cây vào chậu, trồng trên đất hoặc thủy sinh, quá trình trồng cần nhẹ nhàng đúng kỹ thuật
- Đất: lựa chọn đất tơi xốp, thoáng khí
- Nước: trúc cảnh các loại đều không cần lượng nước quá nhiều, một tuần cần tưới 2-3 lần để cây được phát triển tốt
- Ánh sáng: lựa chọn vị trí thích hợp để cây có thể quang hợp và hấp thụ ánh sáng tự nhiên, đối với cây trồng trong nhà tạo điều kiện cho cây hấp thụ ánh mặt trời 2-3 lần hàng tuần vào buổi sáng sớm.
- Sâu bệnh: đa số những cây thuộc dòng trúc cảnh ít khi bị bệnh, tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự tấn công của chúng, chúng ta nên quan sát kĩ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
Nằm trong bộ tứ tùng – cúc – trúc – mai, những cây thuộc dòng trúc cảnh không chỉ mang vẻ đẹp tinh tế, thanh cao mà chúng còn mang lại những giá trị thiết thực trong đời sống con người và đặc biệt là những nét đẹp phong thủy ẩn sau những tán lá trúc xinh đẹp.