Cây – Hoa

Cây tùng la hán: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây tùng la hán là một trong giống cây kiểng phổ biến và được yêu thích bậc nhất trong làng cây cảnh. Là một loại cây có vẻ đẹp vô cùng tinh tế và sang trọng cây tùng la hán mang lại những giá trị thẩm mỹ và phong thủy trong cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thông tin về đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này.

Contents

Nguồn gốc cây tùng la hán

Cây tùng la hán có tên khoa học là  Podocarpus macrophyllus, loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á.

Loại cây này xâm nhập vào Việt Nam trở thành cây kiểng được săn đón và yêu thích. Có hai giống cây phổ biến là tùng là hán Nhật và tùng la hán Trung Quốc ở nước ta.

Bên cạnh cái tên quen thuộc thì tùng la hán còn được biết đến với cây tùng vạn niên, những cây tùng này được trồng nhiều ở khu vực như đảo Cô Tô, vườn quốc gia Bái Tử Long… tuy nhiên ngày nay không khó để bắt gặp chậu cây tùng la hán ở vườn kiểng, vườn bonsai, tiểu cảnh sân vườn.

Đặc điểm cây tùng la hán

Tùng la hán là loại cây thân gỗ sống lâu năm, tuổi thọ của nó có thể lên đến cả trăm năm.

Hình dáng của cây phụ thuộc nhiều vào tuổi thọ cũng như quá trình cắt tỉa, tạo thế cây của người chơi cây.

Gốc cây xù xì, càng lâu năm thì gốc cây càng lớn và có giá trị về cả thẩm mỹ và kinh tế.

Thân cây có thể cao từ 4-7m hoặc lên đến 10m, nếu cây được trồng trong chậu cảnh thì độ cao có thể thấp hơn ngoài tự nhiên. Người ta tạo hình cho thân, cho cành để đạt được độ thẩm mỹ nhất định.

Cành cây mọc ngang, tạo nên tán xòe ra đối xứng, tạo thành từng tầng, từng tán vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt. Lá cây thuôn dài từ 3-6cm, nhỏ, mọc đối xứng nhau, hình kim, lá mọc khá  thưa khi còn non thì màu xanh nhạt và đậm dần theo thời gian.

Hoa cây la hán thường xuất hiện vào độ tháng năm, chúm chím trên ngọn cây, nhỏ như hình nón có màu trắng hoặc ngà vàng.

Quả nhỏ hình tròn ban đầu màu xanh sau già thì có màu nâu đen, bên trong có hạt và nhìn như vị la hán trong chùa nên loại cây này mới có tên gọi như vậy.

Công dụng cây tùng la hán

Được biết đến là loại cây kiểng vô cùng đẹp và quý những cây tùng la hán được tìm kiếm và trưng bày để tô điểm, làm đẹp không gian.

Cây tùng la hán mang vẻ đẹp xanh tươi quanh năm, tất cả các bộ phận tạo nên tổng thể cây vô cùng tinh tế và sang trọng. Những cây tùng la hán được đặt trước nhà, ban công, trong vườn kiểng, tiểu cảnh sân vườn.

Không chỉ để trang trí mà bản thân cây tùng la hán có khả năng thanh lọc, điều hòa không khí tốt, tạo nên không khí thoải mái, dễ chịu, xanh sạch.

Ý nghĩa cây tùng la hán

Cây tùng la hán còn được coi là loại cây phong thủy thiêng liêng. Nằm trong bộ “Tùng – cúc – trúc –  mai” vốn được coi biểu tượng của những điều cao quý, tốt đẹp, sự may mắn, quý hiển, phồn thịnh, phát tài.

Sức sống cây bền bì, lá cây quanh năm tốt tươi mang đến lộc lá, sinh sôi phát triển, phồn vinh, nguồn năng lượng và vận khí tốt cho gia chủ.

Tùng la hán thẳng đứng, vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt để sinh trưởng điều này tượng trưng cho sức mạnh nội lực tiềm tàng, biết vươn lên, dám đương đầu với thách thức để đạt được những điều tốt đẹp.

Người mệnh gì hợp với cây tùng la hán

Theo phong thủy thì tùng la hán hợp với người mệnh Thủy, bởi vì cây cối tượng trưng cho mộc, sự sinh sôi nảy nở và màu xanh cây cối. Những người mệnh Thủy khi trồng cây la hán rất phù hợp bởi nó mang lại nhiều điều tốt lành, những điều tốt đẹp, đạt được thành công như mong muốn, vinh quang, tiền tài.

Tuy nhiên cây tùng la hán không khắc mệnh nào, nếu bạn yêu thích giống cây đẹp và có ý nghĩa thì tùng la hán là một lựa chọn sáng suốt.

Cách trồng và chăm sóc

Về kỹ thuật trồng.

Trồng cây tùng la hán bằng phương pháp nhân giống chủ yếu là giâm cành hoặc chiết cành, lựa chọn những cành cây già và khỏe mạnh tiến hành các kỹ thuật giâm, chiết.

Tùy thuộc vào mục đích cũng như không gian mà người ta chọn trồng cây tùng la hán trong chậu, hoặc đất nền.

Đất.

Loại cây này thích nghi nhanh với mọi điều kiện sống dù là khắc nghiệt nhất, nhưng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất thì nên lựa chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

Dinh dưỡng.

Không đòi hỏi bón phân thường xuyên những để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối ưu cho cây nên bón phân hữu cơ hoặc vô cơ 3 tháng một lần. Với cây bon sai thì tần suất bọn phân nên là 6 tháng một lần bởi việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khiến cây mất dáng, mất thế.

Nước.

Lượng nước cần chăm sóc cây tùng la hán là tương đối ít bởi giống cây này chịu hạn tốt, tuần tưới 1-2 lần để đảm bảo độ ẩm, tránh gây úng cây.

Ánh sáng

Nên đặt cây ở vị trí thoáng mát, có thể hấp thụ được ánh sáng để tăng khả năng hấp thụ và trao đổi chất ở cây.

Phòng trừ sâu bệnh.

Cây tùng la hán ít  bị sâu bệnh nhưng các tác nhân gây bệnh như vàng lá, trùng vỏ cứng, rệp đỏ… có thể tấn công bất cứ lúc nào, nên phòng trừ sâu bệnh theo từng giai đoạn và có quan sát để phát hiện bất thường kịp thời.

Cắt tỉa, tạo dáng

Để có một cây tùng la hán đẹp và cuốn hút nhất thì việc tạo dáng cho cây là vô cùng quan trọng, việc tỉa lá tỉa cảnh càng được chú trọng và tỉ mỉ thì cây càng thẩm mỹ, giá trị của cây càng cao. Nên cắt tỉa hàng tháng còn việc tạo dáng cây thì phải thực hiện khi cây còn non, thân còn có thể uốn được.

Tổng thể cây tùng la hán vô cùng tinh tế và sang trọng, cây không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Nếu bạn đang tìm kiếm loại cây vừa tô điểm cho không gian, vừa mang vẻ đẹp phong thủy thì cây tùng la hán xứng đáng là lựa chọn hàng đầu.

Related Articles

Back to top button