Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Thói quen chơi cây cảnh phù hợp với mệnh để cầu chúc những điều tốt đẹp giờ đây đã không còn quá xa lạ. Cây vạn lộc là một trong những loại cây hàng đầu cho thú chơi ấy. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về cây vạn lộc, và mệnh nào thì phù với với loại cây đặc biệt này.
Contents
Đặc điểm của cây vạn lộc
Vạn lộc hay còn được gọi với cái tên thiên phú chứa đựng nhiều ý nghĩa về phong thủy. Ngày nay vạn lộc không đơn thuần là cây cảnh để trang trí không gian sống nữa mà gửi gắm trong đó cả ý nghĩa phong thủy: may mắn, phúc lộc, đại cát.
Cây vạn lộc bắt nguồn từ một số quốc gia châu Á, tên khoa học của nó là Aglaonema rotundum pink. Ban đầu có màu hồng nhạt sau đậm dần được nhân giống rộng khắp các quốc gia vùng châu Á. Vạn lộc có hình dáng bên ngoài khá nhỏ nhắn, xinh xắn.
Những chiếc lá mộc xung quanh kín gốc có màu sắc bắt mắt là điểm nhấn cho loại cây này. Lá rộng, mỏng, viền xung quanh mép, có màu đỏ hồng đặc trưng kết hợp với những đốm trắng bên trong quả thật là sự phối trộn màu hoàn hảo. Ngày nay nhờ công nghệ nhân giống mà vạn lộc xanh cũng xuất hiện ở khắp nơi.
Nếu vạn lộc đỏ hồng mang về đẹp kiều diễm, rực rỡ thu hút mọi ánh nhìn đầu tiên thì vạn lộc xanh ẩn trong tán lá vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế,nhẹ nhàng mà cuốn hút không kém.
Vẻ xinh đẹp đó lý giải tại sao vạn lộc được ưa chuộng trong dòng cây cảnh đến vậy.
Tác dụng của cây vạn lộc
Những cây vạn lộc cao 20-50cm nhỏ nhắn, nhưng có sức hút rất đặc biệt. Vẻ đẹp toát lên sự tươi mát, thanh cao, thuần khiết mà đầy sang trọng.
Chọn một cây vạn lộc trang trí cho không gian làm việc, trên bàn làm việc, văn phòng, khung cửa sổ…khiến không gian mở rộng ra, có điểm nhấn vô cùng.Tô điểm thêm cho chính cuộc sống của chúng ta.
Nhỏ nhưng sức sống mãnh liệt, có công dụng như điều hòa nhiệt độ không khí, khả năng hút bụi, hút mùi, CO2 rất tốt chính vì vậy ta dễ dàng bắt gặp những chậu, những chiếc lọ đựng cây vạn lộc.
Chi phí để sở hữu một cây vạn lộc rất thấp, phù hợp với mọi người nếu có nhu cầu hay sở thích muốn sở hữu nó.
Vạn lộc là loại cây lành tính, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc trồng giống cây này gây hại sức khỏe, do đó vạn lộc có thể trồng ở nhiều vị trí trong không gian mà bạn mong muốn.
Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
Ngoài công dụng trang trí thì vạn lộc là một trong những giống cây phong thủy được lựa chọn hàng đầu. Sau những tán lá rực rỡ ấy, xinh đẹp ấy là những câu chuyện về ý nghĩa phong thủy vô cùng thiêng liêng.
Vạn lộc hay thiên phú từ cái tên của nó cũng toát lên ý nghĩa ẩn sâu trong những tán lá xinh đẹp kia. Vạn nghĩa là nhiều, là lớn. Lộc nghĩa là tài lộc, may mắn, sinh sôi phát triển, tiền tài. Vạn lộc là những điều tốt đẹp, quý hiển, phát tài phát lộc.
Vạn lộc nở hoa là sự báo hiệu tốt, tài lộc thăng tiến, công việc và cuộc sống thuận buồm xuôi gió, hanh thông.
Trồng vạn lộc mang lại một nguồn sinh khí mới cho gia chủ, vạn lộc lá thẳng đứng hướng lên cao thể hiện sự hút tài hút lộc, hút may mắn, suôn sẻ trong mọi bề công việc, học tập, làm ăn.
Vẻ đẹp không trộn lẫn vào đâu của vạn lộc còn mang ý nghĩa xua đuổi tà mà, những điều không may mắn, những bộn bề cuộc sống.
Vạn lộc không đơn thuần là một loại cây cảnh để trưng cho đẹp nữa nó mang tâm nguyện, mong ước của những người chơi nó. Trở thành món quà may mắn tặng người khác. Người buôn bán thì phát đạt, ăn nên làm ra. Cuộc sống nhẹ nhàng, yên ả như chính vẻ đẹp của vạn lộc.
Vạn lộc điều hòa không khí, mang lại không gian thoải mái, thư giãn, trong lành, ngắm nhìn cây vạn lộc xinh đẹp ta cảm thấy thật nhẹ nhàng, bình yên để tiếp tục sau những mệt mỏi.
Cây vạn lộc hợp với mệnh gì.
Với gam màu hồng ấm nóng, cây vạn lộc rất hợp với những người mệnh Hỏa. Người Mệnh hỏa thương là những người năng động nhiệt huyết , máu lửa, dám dấn thân đương đầu. Rất hợp khi kết hợp với cây vạn lộc có màu đỏ hồng như lửa. Năm sinh mang Mệnh Hỏa gồm các năm 1934, 1994, 1957, 2017, 1986, 1926, 1935, 1995, 1964, 1987, 1927, 1948, 2008, 1965, 1949, 2009, 1978, 1956, 2016, 1979. Mệnh Hỏa gặp màu đỏ của vạn lộc tạo nên sức mạnh lớn, nguồn khí mới không gì ngăn cản.
Những người mệnh Mộc cũng nên cân nhắc với vạn lộc xanh để làm cây phong thủy. Bởi lẽ người mệnh Mộc kiên trì, bản lĩnh vững trãi, chủ động, sống có mục đích dám xông pha, không ngoan đáng tin cậy. Người mang mệnh mộc sinh sẽ sinh vào các năm: 1928, 1929, 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2019. Khi kết hợp với loại cây có màu sắc khá đặc biệt như vạn lộc sẽ khiến người sở hữu thêm nhiều may mắn trong mọi việc.
Mệnh Kim cũng khá hợp với cây vạn lộc, mệnh kim hiểu như mùa thu. Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Thân (1992), Quý Dậu (1993), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971) ….Là những năm mệnh Kim.Với những người mệnh Kim nhanh nhẹn hoạt bát, tháo vát có cây vạn lộc khiến phong thủy tốt lên, suôn sẻ mọi bề.
Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc
Cách trồng
Có thể nói vạn lộc là một trong những giống cây dễ trồng nhất.Giống cây vạn lộc thích nghi nhanh với điều kiện môi trường, cây có thể phát triển trong điều kiện môi trường đất hoặc thủy sinh
- Vạn lộc trồng thủy sinh
Lựa chọn một chiếc bình lọ để chứa nước, nên lựa chọn bình trắng, trong suốt để quan sát được lượng nước trong bình để dễ dàng chăm sóc. Thêm một vài viên sỏi nhỏ vừa để trang trí vừa giúp điều hòa nước bên trong.
Vạn lộc trồng thủy sinh trước hết làm sạch những mảng bám xung quanh rễ, cắt tỉa gọn gàng những cành đã úa và cho vào bình nước sạch.
Quá trình làm cần nhẹ nhàng, đảm bảo vạn lộc được khô ráo tránh làm úng,hỏng cây.
Vạn lộc trồng trong nước sẽ cho bộ rễ khá đẹp và thẩm mỹ
- Vạn lộc trồng trên đất
Lựa chọn loại đất có chất dinh dưỡng mềm xốp để tạo điều kiện tốt nhất cho vạn lộc phát triển. Một chiếc chậu xinh xinh tùy theo sở thích và không gian đặt chậu thêm vài viên cuội, sỏi nhỏ hoặc cỏ xanh là bạn đã có chậu cây vạn lộc đẹp rồi.
Cũng như trồng vạn lộc thủy sinh quá trình trồng trên đất cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng.
Cắt tỉa lá gọn gàng, loại bỏ lá ối, lá hỏng là bạn có một chậu vạn lộc vừa đẹp, vừa mang ý nghĩa phong thủy.
Cách chăm sóc cây vạn lộc
Để có một cây vạn lộc khỏe mạnh, tươi mát, lúc nào cũng giàu sức sống thì công đoạn chăm sóc cũng khá quan trọng. Có bốn yếu tố mà bạn cần lưu ý khi chăm sóc vạn lộc.
- Ánh sáng: Nên đặt vạn lộc vào vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng nhiệt độ cao chiếu trực tiếp vào cây dễ bị mất nước, gây héo úa. Vạn lộc lá loại cây thân thảo ưa mát, bóng râm vì vậy bạn cần cân nhắc điều chỉnh ánh sáng và chọn cho cây một vị trí phù hợp.
- Môi trường đất/thủy sinh: chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của vạn lộc. Môi trường đất bạn nên cung cấp dinh dưỡng bằng chất hữu cơ như trộn thêm bùn, trấu vào đất theo tỉ lệ thích hợp; đất tơi xốp, mịn giúp vạn lộc thoáng khí và hút nước tốt. Với môi trường thủy sinh thì việc thay nước thường xuyên để đảm bảo cho không gian sống luôn sạch là điều cần thiết, bổ sung dinh dưỡng bằng các chất dinh dưỡng dung dịch.
- Phòng trừ sâu bệnh: Vạn lộc dễ bị các loại sâu bọ tấn công vào rễ, lá, hoặc từ trong thân cây .Bạn cần chú ý để có thể phát hiện những bất thường để kịp thời có giải pháp. Bắt sâu thường xuyên, loại bỏ ngay những chiếc lá bị sâu bệnh tấn công tránh sự lây lan.
- Nước: Cung cấp nước thường xuyên bởi vạn lộc ưa râm mát, tốc độ hút nước khá mạnh, độ ẩm có đủ thì cây mới sinh sôi, phát triển tốt được. Nên tưới 2-3 lần một tuần nhưng phải căn chỉnh lượng nước phù hợp tránh gây ngập úng, thối rễ.
Mong rằng với các thông tin về cây vạn lộc trên thì mọi người có thể lựa chọn được một cây phong thủy phù hợp với mệnh của mình. Vạn lộc là giống cây nhỏ nhắn, xinh đẹp nhưng mang những ý nghĩa đặc biệt, biểu tượng cho sự may mắn, phú quý mà cách trồng cách chăm sóc vô cùng đơn giản thì quả thật vạn lộc xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho bạn.