Cây vú sữa: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây Vú sữa
Cây vú sữa là loại cây quen thuộc và có lẽ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, loại cây mang đến nhiều ý nghĩa thiết thực cho đời sống của con người. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế cũng như sự thâm nhập của vô số giống cây ăn quả ngoại nhưng cây vú sữa vẫn giữ nguyên những giá trị ban đầu của nó. Bài viết này cũng tìm hiểu về những đặc tính và hướng trồng và chăm sóc cây hiệu quả.
Contents
Nguồn gốc cây vú sữa
Cây vú sữa thuộc họ hồng xiêm, có tên khoa học Chrysophyllum cainino bắt nguồn từ các quốc gia Châu Mỹ.
Ở Việt Nam loại cây này được gắn với câu truyện cổ tích nói về tình mẫu tử, người mẹ dù rời xa thế giới cũng muốn bảo vệ người con nên hóa thân thành cây trong vườn nhà và cho những trái ngọt ngào, mọng nước và thơm ngon như dòng sữa mẹ vì thế mà người ta mới gọi là cây vú sữa.
Dễ dàng bắt gặp cây vú sữa ở khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S, đặc biệt các tỉnh thành vùng đồng bằng Nam Bộ như Cà Mau, Tiền Giang, Cần Thơ…trở thành những vựa trái cây về vú sữa.
Đặc điểm hình thái cây vú sữa
Là dòng cây thường xanh thân gỗ, vỏ cây màu nâu đen, xù xì, chiều cao của cây có thể lên đến 15-20m, tỏa ra rất nhiều cành lá xum xuê như chiếc ô cao khổng lồ.
Lá cây hình oval thuôn dài tầm 10-15cm, mép nguyên, mặt bên trên có màu xanh bên dưới nhìn thoáng qua là màu nâu vàng vô cùng đặc biệt.
Hoa cây vú sữa lưỡng tính có thể tự thụ phấn trong không gian, hoa nhỏ li ti mọc thành chùm có màu tránh ánh tím. Mỗi độ hoa nở ong bướm bay dập dìu, một cơn gió thổi qua là hoa rơi lác đác.
Quả vú sữa hình tròn, khi còn non thì màu xanh nhưng lúc chín có thể chuyển màu tím hoặc vẫn là màu xanh tùy loại vú sữa. Quả vú sữa có lớp nhựa màu trắng, bên trong hạt màu đen dẹt như hạt quả hồng xiêm. Nhưng tất cả đều cho hương vị thơm ngon, cùi thịt dày ngọt mát, mọng nước nên rất được yêu thích.
Hiện nay có rất nhiều giống cây vú sữa như vú sữa lò rèn, vú sữa trắng, vú sữa tím…
Cây vú sữa phát triển chậm so với các giống cây ăn quả khác tuy nhiên sau độ 5-7 năm thì loại cho trái quanh năm, thời gian đậu hóa và kết trái kéo dài 5-6 tháng.
Công dụng cây vú sữa
Quả vú sữa mang nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe ví dụ như vitamin C, A hay B1, khoáng chất photpho, carbohydrate, protein..bên cạnh đó còn mang hương thơm, vị ngon dịu mát, ngọt ngào trong từng cùi thịt, có tác dụng thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, ngừa ung thư nên đây trở thành loại quả được nhiều người yêu thích.
Giá thành trái vú sữa ổn định, cây cho sản lượng cao nên mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân, rất nhiều vùng canh tác chuyên nghiệp vô cùng lớn ở nước ta cung cấp trái vú sữa phục vụ trong nước và cả xuất khẩu.
Cây vú sữa tạo cảnh quan bóng mát, loại cây này được trồng nhiều nơi bệnh viện, trường học, sân vườn, công viên để lấy bóng mát. Ngày này với thú chơi cây phong thủy thì đây trở thành cây phong thủy mang nhiều nét đẹp và ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ được mọi người săn đón.
Ngoài ra thân và lá cây của nó còn được dùng trong nhiều bài thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa
Muốn cây vú sữa phát triển và sinh trưởng tốt thì quá trình trồng cây và chăm sóc cũng cần để tâm đến một số lưu ý.
Kỹ thuật trồng
Phương pháp nhân giống chủ yếu là chiết cành và ghép cành. Lựa chọn cây giống khỏe mạnh độ 5-7 lá, không có dấu hiệu sâu bệnh trồng xuống vị trí hố đã được xử lý. Lưu ý nên dọn sạch cỏ xung quanh tránh sâu bệnh, đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm lượng đất đào lên trọn với phân hữu cơ để đảm bảo cho đất tơi xốp giúp cây phát triển mạnh.
Khi trồng chú ý kỹ thuật đó là đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lấp đầy miệng hố, tưới nước và có thể tạo cây cắm cố định cho cây.
Đất trồng
Nên chọn đất phù sa, đất thịt tơi xốp giúp cây thoát nước tốt, lưu ý độ pH 5,5-6,5
Tưới nước
Nước là điều kiện thiết yếu cần được đảm bảo cho cây khi chăm sóc, khi cây còn non tưới thường xuyên từ 3-5 lần giúp cây có định bộ rễ và tránh bị chết héo, khi cây trưởng thành mức độ giảm dần từ 1-2 lần/tuần.
Bón phân
Việc bón phân tạo môi trường dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt, tùy từng giai đoạn mà lựa chọn loại phân bón phù hợp cho cây. Vị trí bón là xung quanh gốc, cách ⅔ đường kính tán cây và thực hiện tưới nước để có thể hòa tan hết lượng phân bón.
Nhiệt độ
Cây sinh trưởng và ra hoa kết trái tốt trong điều kiện thời tiết có hai mùa mưa nắng, nhiệt độ thích hợp là 18-30 độ C.
Khi cây còn non chú ý việc che chắn để tránh cây bị khô héo dẫn đến chết, nếu mùa nóng nên đắp thêm rơm rạ quanh gốc để đảm bảo cân bằng nhiệt độ cho cây.
Phóng sâu bệnh
Cây vú sữa dễ bị các loại sâu bệnh tấn công như Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae), Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchiidae), Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudococcidae), Sâu đục cành (Coleoptera), Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromae…do đó cần phòng trừ cũng như quan sát để kịp thời phát hiện và xử lý mầm bệnh.
Xử lý hoa
Để cây đậu trái năng suất và chất lượng nhất thì ngoài việc chăm sóc cơ bản thì kĩ thuật xử lý hoa cũng rất quan trọng. Thời gian xử lý thường diễn ra vào độ tháng 2-3, luôn giữ độ ẩm líp cây, bón phân liên tục cho đến khi ra hoa.
Cắt tỉa, tạo tán
Trong những năm đầu chú ý tỉa cành gần gốc chỉ giữ lại những cành mọc đều hướng, khống chế chiều cao của cây từ 4-5m, giúp tạo tán cây tròn hơn. Sau mỗi mùa thu hoặc cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành có nguy cơ bị bệnh, cành phụ đã yếu…để tạo độ thông thoáng, cây ra những mầm mới.
Nắm được những đặc điểm sinh thái cũng như phương pháp chăm sóc cây đúng cách sẽ giúp cây vú sữa luôn xanh tốt và cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Cây vú sữa mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người và trái cây vô cùng giá trị, xứng đáng cho lựa chọn của bạn.