Cây xương khỉ có tác dụng gì? Đặc điểm nhận biết và các bài thuốc
Cây xương khỉ từ lâu đã trở thành một loại thảo dược có nhiều công năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. Xương khỉ được chứng minh là có nhiều tác dụng trong việc điều trị viêm xoang, bệnh về gan và điều trị ung thư khá hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về đặc điểm cũng như các bài thuốc sử dụng cây xương khỉ. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu ở nội dung bài đọc để có câu trả lời bạn nhé!
Contents
Khái quát thông tin về cây xương khỉ
Cây xương khỉ, hay còn gọi là cây bìm bịp, mảnh cộng hay lá cầm,… Đây là loại thảo dược quý ở các nước thuộc khu vực Châu Á và được nhiều người lựa chọn để sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Hiện nay, loài cây này có sự phổ biến hơn, chúng được tìm thấy nhiều ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Mã Lai và một số quốc gia khác. Chúng đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tại Việt Nam, cây xương khỉ tìm thấy nhiều ở các tỉnh Bắc Bộ như Hoà Bình, các khu vực phía Tây Hà Nội, Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai,…
Theo quan sát của các chuyên gia về y học cổ truyền, cây xương khỉ là loại cây thường mọc theo bụi nhỏ. Chúng có chiều cao từ 1-1,5m, có một số cây phát triển đột biến thì có khả năng cao lên đến 3m.
Thân cây xương khỉ thường có màu xanh, chia thành các cành nhỏ với kích thước khác nhau. Lá xương khỉ có cuống ngắn, phiến lá dài và mềm mại. Mặt trên của các phiến lá thường nhẵn và có màu xanh mướt, bề mặt bên dưới nổi nhiều đường gân.
Hoa xương khỉ có 2 màu nổi bật là màu hồng và đỏ. Càng về già, hoa có thiên hướng rủ xuống mặt đất. Xương khỉ cũng có khả năng kết quả như nhiều loại cây khác. Quả xương khỉ hình chùy dài khoảng 1,5cm. Trong mỗi quả chứa khoảng từ 4-5 hạt với kích thước khác nhau.
Cây xương khỉ được thu hái và chế biến làm thành dược liệu, có công năng tốt cho sức khoẻ con người. Sau khi phơi khô, loại dược liệu này có mùi thơm đặc trưng như mùi cơm nếp. Vì vậy ngoài công dụng chữa bệnh, một số người còn sử dụng loại dược liệu này để thay lá cơm nếp để ngâm gạo và làm bánh.
Thu hái và bảo quản cây xương khỉ
Cây xương khỉ là loại cây mọc dại ở nhiều nơi, nên bạn có thể dễ dàng tìm và thu hái bất kỳ khi nào có nhu cầu. Các bộ phận có thể sử dụng được ở cây xương khỉ là: ngọn, lá hoặc toàn bộ thân cây để làm dược liệu.
Các bộ phận sau khi thu được sẽ được vệ sinh sạch sẽ và chế biến theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Cây xương khỉ có thể dùng được cả ở dạng tươi lẫn dạng khô. Thông thường nếu được dùng với mục đích là dược liệu thì chúng được chế biến ở dạng khô, còn dùng với mục đích là thực phẩm thì ở dạng tươi là chủ yếu.
Xương khỉ sau khi được chế biến cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo và nên đóng gói cẩn thận, tránh để côn trùng xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.
Tác dụng của cây xương khỉ
Xương khỉ được đánh giá là thảo dược quý, được cả Đông y và Tây y nghiên cứu và công nhận tác dụng chữa bệnh đối với con người.
Theo Đông y
Theo quan điểm của Đông y, cây xương khỉ có tính bình, vị ngọt thanh, khi phơi hoặc sấy khô sẽ có hương thơm đặc trưng. Thảo dược này, khi đi vào cơ thể sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc rất tất. Từ đó giúp bổ gan, điều trị các chứng bệnh như nóng gan. Bên cạnh đó, cây xương khỉ còn giúp mang lại tác dụng hữu ích trong việc điều trị các chứng như huyết ứ, chỉ thống,… khá hiệu quả.
Theo dân gian
Theo ghi chép của y học cổ truyền, ông cha ta thường sử dụng cây xương khỉ để cải thiện các chứng như huyết áp cao, các bệnh liên quan đến gan và xương khớp. Ngoài ra, có một số vùng miền còn sử dụng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị viêm xoang, giúp cải thiện sức khoẻ cho những người gặp bệnh ung thư.
Theo y học hiện đại
Các chuyên gia về y học hiện đại phát hiện ra rằng: Trong cây xương khỉ có dưỡng chất Flavonoid có khả năng thẩm thấu nhanh vào thành mạch, từ đó giúp chống lại một số sinh vật gây bệnh cho con người.
Ngoài ra, bên trong cây xương khỉ còn có Glycosid giúp việc kích hoạt sự hoạt động của enzym thuỷ phân, phá vỡ liên kết của của độc tố với phân tử đường.
Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, chất xơ, chất đạm cũng được tìm thấy trong loại cây này.
Cây xương khỉ chữa bệnh gì?
Cây xương khỉ là loại cây có nhiều bệnh, cụ thể:
- Chữa bệnh trĩ và ngăn ngừa táo bón cho người bệnh
- Chữa các chứng liên quan đến hệ tiêu hoá như: viêm dạ dày, nhiễm khuẩn HP,…
- Chữa các bệnh như: xơ gan, vàng da, từ đó giúp giải độc gan và hạ men gan hiệu quả.
- Chữa các bệnh liên quan đến tiểu đường, tiểu ra máu, tiểu buốt,…
- Sử dụng làm dược liệu khắc phục hiệu quả các bệnh về hô hấp, giảm tình trạng ngạt mũi, sổ mũi,…
- Điều trị các vấn đề như: bong gân, trật khớp, sưng viêm hay đau nhức xương,…
- Hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ cho người cần hoá trị và xạ trị khi mắc ung thư gan hoặc thận.
Một số bài thuốc hay sử dụng cây xương khỉ
Từ những công dụng của cây xương khỉ đối với sức khoẻ con người, đó cũng chính là lý do khiến cho loài cây này được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị các bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc hay sử dụng cây xương khỉ mà bạn có thể tham khảo:
Hỗ trợ ung thư giai đoạn đầu
Chuẩn bị khoảng 10 lá cây xương khỉ, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày bạn hãy thực hiện 5 lần và duy trì tần suất sử dụng liên tục khoảng 1 tháng để giúp làm giảm các cơn đau do ung thư gây ra. Trong trường hợp cơn đau của bạn dữ dội hơn thì hãy tăng liều lượng lên khoảng từ 15-20 lá dùng mỗi lần và tăng số lần dùng trong ngày để nâng cao hiệu quả của bài thuốc.
Trị viêm gan, xơ gan và chứng vàng da
Chuẩn bị 30g cây xương khỉ, 15g sâm đại hành, 20g râu ngô, 12g lá vọng cách, 12g lá quao, 10g trần bì.
Cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị đun cùng khoảng 1 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ bếp và đun thêm 10 phút nữa. Hỗn dịch thu được chia thành 3 lần sử dụng trong ngày.
Chữa ho và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp
Trong lá xương khỉ có chứa một số hoạt chất có tính đề kháng mạnh, giúp ức chế và tiêu diệt các loại virus có hại cho đường hô hấp. Vì vậy, một số người có các biểu hiện như: ho khan, ho đờm, ngứa cổ,… có thể dùng khoảng 8 lá xương khỉ để ăn mỗi ngày. Việc làm này sẽ giúp cho bệnh ho và các bệnh liên quan đến đường hô hấp của bạn được thuyên giảm.
Chữa đau dạ dày hiệu quả
Lá xương khỉ tươi sau khi được thu hái và rửa sạch. Cho bệnh nhân nhai cùng 1 chút muối tinh để nuốt. Mỗi ngày sử dụng từ 5-8 lá, chia thành 2 lần và dùng trước mỗi bữa ăn để tăng thêm hiệu quả cho những người bị bệnh dạ dày.
Bài thuốc chữa trị bong gân, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị 80g cây bìm bịp, 50g ngải cứu, 50g đại hành.
Cho vào sao vàng cùng với giấm, sau đó dùng băng gạc hoặc khăn vải để đắp lên các vùng bị đau từ khoảng 5-6 tiếng. Duy trì thực hiện liên tục khoảng nửa tháng để gia tăng hiệu quả của bài thuốc.
Bài thuốc chữa lở loét
Dùng khoảng 1 nắm lá cây bìm bịp, sau đó rửa sạch và giã nát, bôi lên các vị trí bị lở loét. Với cách làm này sẽ giúp cho bệnh lở loét ở con người giảm thiểu đáng kể, cho bạn làn da mịn màng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ
Xương khỉ là loại dược liệu sở hữu nhiều công dụng hữu ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì người sử dụng cũng nên lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình sử dụng cây xương khỉ:
- Trong suốt thời gian sử dụng loại thảo dược này, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.
- Nếu sử dụng phần rễ cây làm dược liệu thì nên chọn những chiếc rễ có kích thước to, mập mạp, những chiếc rễ này sẽ đảm bảo lượng dược chất cao nhất có trong xương khỉ.
- Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm thấy độc tính có trong cây xương khỉ, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều dược liệu này để tránh gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể con người.
- Cũng tương tự như các vị thuốc đông y khác, cây xương khỉ thường cho kết quả từ từ. Do vậy, bạn cần duy trì thời gian sử dụng chúng lâu dài để mang lại kết quả như mong muốn.
- Nên sử dụng dược liệu theo liều lượng khuyến cáo của các chuyên gia hoặc bác sĩ đầu ngành để đảm bảo an toàn cho cơ thể trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trong nội dung bài đọc. Chúng ta có thể thấy rằng, cây xương khỉ là một loại dược liệu có nhiều công năng hữu ích đối với sức khoẻ con người. Ngoài ra, chúng còn phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi có ý định sử dụng, bạn cũng cần tìm hiểu thông tin đầy đủ về loài cây này, cũng như là xin lời khuyên từ các chuyên gia hoặc bác sĩ để đưa ra liều lượng và cách dùng hợp lý nhất,