Cây phong thủyCây thuốc

Cây xương rồng: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng

Trong chúng ta, có lẽ cây xương rồng đã chẳng còn xa lạ gì. Ngoài những công dụng là cây cảnh trang trí trong nhà, cây xương rồng còn có nhiều ưu điểm và ứng dụng đối với sức khoẻ con người như điều trị các biểu hiện như: Đau lưng, mụn nhọt, viêm mủ trên da,… Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây xương rồng: đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ, tác dụng và cách trồng loài cây này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé!

Contents

Khái quát về cây xương rồng

Xương rồng là loài cây sống và phát triển ở các vị trí có nhiều cát, hoang mạc hay sa mạc,… chúng được tìm thấy ở khu vực Châu Mỹ với tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. Ngoài cái tên xương rồng, loài cây này còn được gọi là hoá ương lặc, bá vương tiêm.

Theo nghiên cứu, trên thế giới có khoảng gần 2000 loài xương rồng khác nhau, trong đó có thể kể đến như: xương rồng hình tròn, xương rồng tai thỏ, xương rồng trạng nguyên, xương rồng bát tiên phong thuỷ,… Mỗi loài sẽ có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một điểm cộng chung đó là khả năng sống ở môi trường khắc nghiệt rất tốt, xương rồng không cần phải tưới nước và chăm bón kỹ càng như những loại thực vật khác.

Người ta phân xương rồng thành 2 loại đó là:

  • Xương rồng ông
  • Xương rồng bà có gai

Cả 2 loại này vừa được chọn để trồng khắp nơi tại Việt Nam và cũng có thể mọc hoang dại ở khắp nơi.

Đặc điểm của xương rồng: 

  • Cây có khả năng chứa được rất nhiều nước, phân thành các cành khác nhau, cành có 3 cạnh lồi. Có loài xương rồng có thể cao lên đến gần 10m.
  • Lá cây xương rồng thường có bản nhỏ, lơ thơ và phần lớn chúng biến thành gai, mức độ thoát nước thấp. Cuống lá ngắn, gân lá khó nhìn và mọc từ cạnh mép của cành.
  • Hoa xương rồng mọc thành tán, cuống hoa ngắn như cuống lá. Hoa có sắc vàng và thường được nở vào mùa xuân.
  • Có một số loại xương rồng có khả năng kết quả, quả xương rồng được nhiều người sử dụng để chế biến món ăn.
  • Loài này có đặc tính ưa những nơi có nhiều ánh sáng, không cần nhiều nước và không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao nhưng vẫn có khả năng phát triển rất tốt, ngay cả khi môi trường khắc nghiệt.

Ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thuỷ

Với vẻ ngoài bắt mắt, cây xương rồng được sống trong môi trường khô hạn nên chúng ta có thể chọn xương rồng trồng làm cây cảnh trong nhà, bàn làm việc hay trong vườn nhà.

Với khả năng sống và phát triển thuận lợi, ngay cả khi môi trường có khắc nghiệt đến mấy, xương rồng được nhiều người ưa thích bới chúng tượng trưng cho ý chí kiên cường, vươn lên mọi khó khăn. Bên cạnh đó, hoa xương rồng là biểu tượng cho một tình yêu mãnh liệt, chúc mừng cho những cố gắng đã được đền đáp kết quả xứng đáng.

Bên cạnh đó, xương rồng là loài cây có thiên hướng mọc hướng lên trên, tượng trưng cho ý nghĩa về một sức mạnh tiềm ẩn có thể hoá giải mọi điều xui xẻo xung quanh cuộc sống. Đồng thời, hoa xương rồng cũng mang ý nghĩa giúp mang đến sự may mắn, thành công trong kinh doanh và buôn bán.

Mặc dù vậy, bạn cũng nên biết được những ý nghĩa trong phong thuỷ và hướng đặt cây xương rồng sao cho phù hợp với gia chủ để giúp mang đến những điều may mắn, ý nghĩa cho cuộc sống. Bởi cây xương rồng có nhiều gai sẽ mang những sát khí không tốt đối với gia chủ.

Vị trí phong thuỷ khi đặt xương rồng

Cây xương rồng nên đặt ở đâu cho hợp phong thuỷ? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo quan niệm phong thuỷ thì loại cây này nên được lựa chọn để đặt ở trước cửa hàng, ban công hoặc sau sân nhà.

Theo đó, những vị trí này sẽ hạn chế tối đa những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như may rủi trong gia đình. Bên cạnh đó, các hướng trước cửa, ban công hay sau sân nhà là những nơi mang đến sự may mắn và thành công cao cho gia chủ và những thành viên khác trong gia đình. Do vậy, nếu bạn đang có ý định trồng cây xương rồng thì hãy lưu tâm những vị trí mà chúng tôi vừa gợi ý cho bạn nhé!

Chưa hết, bạn cũng nên quan tâm đến hướng đặt cây xương rồng. Bởi chỉ khi đặt đúng hướng thì mới giúp giải toả hết những năng lượng xấu. Hướng được xác định phù hợp nhất để đặt xương rồng là Tây Bắc – Hướng được xem là hướng xấu trong phong thuỷ.

Tác dụng của cây xương rồng đối với sức khoẻ con người

Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền, cây xương rồng có vị hơi đắng, tính hàn và có chứa 1 số độc tố. Các bộ phận của cây xương rồng sẽ giúp mang lại những tác dụng khác nhau đối với sức khoẻ con người, cụ thể là:

  • Nhựa: có tác dụng ngăn ngừa ngứa, tả hạ, cổ trướng, thấp khớp, xơ gan, đau răng và các trường hợp nấm ngoài da.
  • Lá cây: mặc dù xương rồng có ít lá, nhưng công dụng của lá cây xương rồng là một điều mà chúng ta khó
  • Thân cây: Thân cây có tác dụng chữa mụn nhọt, sát khuẩn, chữa viêm mủ da, tiêu thũng, đau răng,…

Một nghiên cứu cho thấy rằng, trong cây xương rồng có chứa nhiều hoạt chất có công dụng giúp giảm đau, chống lại oxy hoá và kháng viêm. Do đó, xương rồng đã trở thành dược liệu được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh từ thời ông bà ta đến nay.

Các bài thuốc hay từ cây xương rồng

Ngoài những lợi ích về mặt thẩm mỹ và phong thuỷ, cây xương rồng còn là một trong những vị thuốc quý được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian.

  1. Trị đau lưng

Dùng 1-2 nhánh xương rồng bẹ, kết hợp 100g muối hạt và một tấm khăn mỏng sạch.

Bạn bỏ hết phần gai xương rồng, rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng khúc nhỏ, giã nát. Sau đó cho vào chảo nóng, rang chung cùng 100g muối hạt. Chừng 10 phút, bạn đổ hỗn hợp trên vào khăn và đắp vào vùng lưng bị đau. Nên duy trì tần suất mỗi ngày một lần để đạt được kết quả như mong muốn.

  1. Trị chứng đau răng

Sử dụng một cành xương rồng đã bỏ gai, nướng trên bếp lửa cho đến khi nó mềm hẳn rồi mang giã nát và bỏ xơ, cho thêm chút muối tinh. Dùng hỗn hợp ngận khi đau răng, nếu có nướng tiết ra thì không được nuốt. Sau khi ngậm phải súc miệng sạch với nước muối để loại bỏ những cặn bã còn dư trong miệng. Kiên trì sử dụng 1 tuần để đạt kết quả cao.

  1. Trị mụn nhọt, viêm mủ ngoài da

Dùng thân cây xương rồng, bỏ gai và nướng trên bếp lửa cho đến khi bạn thấy thân của chúng ngả sang màu vàng. Mang giã nát và đắp lên vùng có nhọt, bị viêm mủ,…

Người sử dụng cây xương rồng cần lưu ý điều gì?

Xương rồng là loài thực vật có nhiều công dụng đối với đời sống và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, chúng có chứa độc tố gây ảnh hưởng nếu bạn không biết cách sử dụng hợp lý. Do vậy, người sử dụng cây xương rồng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không để nhựa xương rồng tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc da
  • Không nên lạm dụng sử dụng cây xương rồng bởi tần suất quá thường xuyên sẽ khiến cho da bị kích ứng
  • Trong quá trình chế biến xương rồng thành món ăn, phải loại bỏ tối đa phần nhựa còn sót, để giảm thiểu trường hợp bị ngộ độc hoặc tiêu chảy,…
  • Hiện nay có rất nhiều loại xương rồng khác nhau, do vậy bạn cần tìm hiểu chủng loại trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả
  • Trong quá trình nướng xương rồng để đắp vào các vị trí bị đau lưng, thoái hoá,… bạn nên chú ý độ nóng của lá để tránh bị bỏng khi tiếp xúc trực tiếp với da.

Bí kíp chăm sóc xương rồng đúng cách

  • Tưới nước: Lượng nước tưới cho xương rồng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu và loại xương rồng. Khi tưới bạn nên quan sát bề mặt của đất khô hẳn rồi mới tưới và chỉ tưới một lượng vừa đủ để nước có thể ngấm đều ở rễ cây.
  • Ánh sáng: Xương rồng là loại thực vật ưa ánh sáng, nhất là những nơi có ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Tuy nhiên cũng không nên đẻ xương rồng phơi nắng trực tiếp quá 6 tiếng đồng hồ, điều này sẽ khiến thân của cây bị cháy nắng.
  • Nhiệt độ: Cây xương rồng được đánh giá là loại cây có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 50 độ C.

Cây xương rồng là một loại thực vật quen thuộc và gần gũi đối với cuộc sống. Với những công dụng hữu ích đối với cuộc sống, loài cây này đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên, để tận dụng hết những lợi ích mà cây xương rồng mang lại, bạn nên tìm hiểu kỹ theo những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp. Nếu có bất ký băn khoăn gì liên quan đến sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé!

Related Articles

Back to top button