Cây thuốc

Cây xuyên tâm liên: tác dụng và các bài thuốc dân gian

Cây xuyên tâm liên là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ thanh nhiệt, điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và phế quản,… rất hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như các bài thuốc dân gian ứng dụng cây xuyên tâm liên, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin bạn nhé!

Contents

Đặc điểm của cây xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên hay còn được gọi là cây lá trắng, công cộng, khổ đởm thảo,… Đây là một trong 70 vị thuốc nam được Bộ Y tế khuyến khích trồng trong vườn thuốc tại khuôn viên của các trạm y tế.

Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 30 – 80cm, thân cây có hình vuông, có nhiều đốt, cành lá mọc đối theo 4 hướng. Lá cây hình trứng thuôn dài hoặc hình mác.

Hoa của cây xuyên tâm liên có kích thước nhỏ, màu trắng và thường mọc thành chùm. Tương tự như một số loài thảo dược khác, cây xuyên tâm liên cũng có quả, quả của cây này có chiều dài khoảng 15mm.

Lá cây được thu hái khi vừa ra nụ, toàn cây được thu hái khi bắt đầu nở hoa. Nếu muốn lấy hạt để làm giống thì bạn hãy cân nhắc thu hái lúc cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, để chậm quả khô hạt sẽ rơi mất.

Hiện nay, người ta phát hiện xuyên tâm liên ở nhiều khu vực phía Bắc ở nước ta. Chúng được thu hái để làm thuốc bằng cách chế biến ở dạng: cắt ngắn, phơi và sấy khô để bảo quản loại dược liệu này.

Mới đây, theo một số nghiên cứu, cây xuyên tâm liên được đánh giá là có kết quả tích cực trong điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho công dụng này.

Công dụng của xuyên tâm liên

Trong Đông y

Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, vị, đại tràng và tiểu trưởng. Loại cây này được đánh giá cao với các công dụng như: giải độc, hoạt huyết, chỉ thống.

Trong Đông y, cây xuyên tâm liên được sử dụng nhiều trong các trường hợp như:

  • Điều trị chứng cảm sốt, cảm cúm
  • Điều trị viêm amidan, viêm họng hoặc viêm phổi
  • Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu gây ra
  • Điều trị một số các chứng bệnh về phụ nữ như: khí hư, đau bụng kinh, rong kinh
  • Trị chứng thấp nhiệt gây mụn nhọt, mẩn ngứa

Trong Y học hiện đại

Khi nghiên cứu về các dược chất của xuyên tâm liên, các chuyên gia các tác dụng dược lý của vị thuốc xuyên tâm liên bao gồm:

  • Chống viêm, kháng viêm, làm tăng hoạt động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận.
  • Kháng khuẩn: Xuyên tâm liên có tác dụng kháng lại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, vi nấm,…
  • Hạ nhiệt: Xuyên tâm liên có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, được dùng trong các trường hợp sốt
  • Tác dụng với Covid-19: Theo nhận định của một số chuyên gia, trong xuyên tâm liên có chứa một số thành phần giúp ức chế virus. Thực tế cho thấy, dược chất có trong xuyên tâm liên chỉ mang tiềm năng trong tương lai mà chưa có nghiên cứu thực nghiệm. Do vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng để tránh tác dụng không tốt với cơ thể.

Những bài thuốc dân gian từ cây xuyên tâm liên

Chữa viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang

Chuẩn bị xuyên tâm liên, củ bách bộ, kim ngân hoa, củ mạch môn. Cho các nguyên liệu rửa sạch và sắc với khoảng một lít nước, uống trong ngày. Và kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần.

Chữa các bệnh liên quan đến gan

Chuẩn bị xuyên tâm liên tươi 25g, cây xạ đen 15g, cây an xoa 15g. Rửa sạch các dược liệu và cho sắc cùng với khoảng 4 bát nước, đợi cho đến khi còn khoảng 2 bát thì lấy nước chia thành 2 phần bằng nhau và uống sau các bữa ăn.

Chữa áp xe

Chuẩn bị lá xuyên tâm liên, một ít muối hạt và một chút nước. Rửa sạch lá, cho vào cối giã nát cùng ít muối, sau chắt lấy nước uống. Phần bã bạn cho vào khăn và buộc vào vị trí đang bị áp xe, mỗi ngày thực hiện 1 lần. Lưu ý khi thực hiện bài thuốc này là cần làm sạch lá, tránh nhiễm trùng vào vị trí đang bị áp xe.

Chữa chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt

Dùng lá xuyên tâm liên tươi rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước. Pha hỗn dịch thu được cùng 1 thìa mật ong rừng và sử dụng hàng ngày để phát huy tác dụng của bài thuốc.

Trị mụn nhọt, rôm sảy, ngứa do nhiệt

Bạn lấy một nắm lá xuyên tâm liên và rửa sạch. Có thể thêm chút rượu để bôi và đắp tại vị trí đang bị mụn nhọt, rôm sảy, ngứa do nhiệt. Bên cạnh đó, nhiều nước còn sử dụng lá xuyên tâm liên chữa nấm, ghẻ lở bằng cách tắm nước hoặc bôi nước cốt lên vị trí đang gặp các vấn đề.

Chữa các bệnh liên quan đến gan

Chuẩn bị 25g xuyên tâm liên khô, 15g cây xạ đen, 15g cây an xoa. Đem tất cả các dược liệu sắc cùng khoảng 500ml nước đợi đến khi nước cạn còn khoảng 250ml thì có thể tắt bếp, chia thành 2 phần và sử dụng vào 02 buổi sáng-chiều, sau ăn là tốt nhất.

Thanh nhiệt giải độc

Mỗi ngày sử dụng khoảng 40g cây xuyên tâm liên khô đun cùng khoảng 2 lít nước, để sôi khoảng 20 phút thì dừng. Bạn có thể sử dụng hỗn dịch thu được thay nước lọc hàng ngày để giúp giải độc cho cơ thể.

Chữa viêm gan B

Chuẩn bị 15g xuyên tâm liên, 25g cà gai leo, 25g xạ đen. Cho tất cả các dược liệu vào ấm và sắc cùng khoảng 1 lít nước, để bếp sôi khoảng 20 phút và giảm lửa nhỏ đun thêm 10 phút nữa. Chắt lấy phần nước còn lại và sử dụng liên tục hàng ngày, mỗi ngày 1 thang và duy trì sử dụng suốt 1 tháng để phát huy công dụng của bài thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược xuyên tâm liên

Tương tự như những loại dược liệu khác, khi sử dụng xuyên tâm liên bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Bảo quản dược liệu xuyên tâm liên ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Trong trường hợp sử dụng dược liệu xuyên tâm liên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhất là các trường hợp đang sử dụng sản phẩm chống đông máu, hạ tiểu cầu, ức chế miễn dịch và thuốc hạ huyết áp.
  • Đặc biệt, đối với người có tiền sử bị huyết áp cao, máu khó đông, mới phẫu thuật hoặc các bệnh lý liên quan đến đường sinh sản thì không nên sử dụng xuyên tâm liên.
  • Không sử dụng xuyên tâm liên đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Xuyên tâm liên là thảo dược có tính lạnh nên không sử dụng kéo dài được sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, những người hư hàn cũng không nên sử dụng.
  • Cũng tương tự như một số bài thuốc khác, người sử dụng không nên tự ý thay đổi liều lượng đã được bác sĩ kê đơn
  • Trong quá trình sử dụng thảo dược xuyên tâm liên, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, khác lạ thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện, tìm gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Đánh giá mức độ an toàn của xuyên tâm liên

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá mức độ an toàn của xuyên tâm liên đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên cho trẻ em hoặc mẹ bầu mới sinh sử dụng loại thảo dược này. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất.

Trong quá trình sử dụng, xuyên tâm liên có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể, cụ thể:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau hoặc sưng hạch bạch huyết
  • Buồn nôn, tiêu chảy khi sử dụng dài ngày
  • Thay đổi vị giác của người sử dụng

Ngoài ra, dược này còn có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm như: dị ứng, sốc phản vệ. Khi dùng liều cao, bệnh nhân có thể nổi hạch, chấn thương thận cấp tính,…

Xuyên tâm liên là dược liệu quý với nhiều công dụng hữu ích đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng sử dụng quá liều lượng quy định khuyến cáo của các bác sĩ, chuyên gia đã đưa ra. Thay vào đó, trước khi quyết định sử dụng xuyên tâm liên trong hỗ trợ điều trị bệnh, chúng ta cần tìm hiểu thông tin kỹ càng về loại dược liệu này trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi công thức cũng như liều lượng đã được kê đơn. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dược liệu xuyên tâm liên, thì hãy liên lạc với chúng tôi để có câu trả lời nhanh nhất bạn nhé!

Related Articles

Back to top button