Tổng hợp số
  • Cây – Hoa
    • Cây ăn quả
    • Cây phong thủy
    • Cây thuốc
    • Hoa
  • Phong thủy
  • Tin học văn phòng
    • Thủ thuật Excel
    • Thủ thuật Word
  • Kiến thức tổng hợp
    • Kiến thức toán học
    • Kiến thức vật lý
    • Tiếng Việt
No Result
View All Result
Tổng hợp số
  • Cây – Hoa
    • Cây ăn quả
    • Cây phong thủy
    • Cây thuốc
    • Hoa
  • Phong thủy
  • Tin học văn phòng
    • Thủ thuật Excel
    • Thủ thuật Word
  • Kiến thức tổng hợp
    • Kiến thức toán học
    • Kiến thức vật lý
    • Tiếng Việt
No Result
View All Result
Tổng hợp số
No Result
View All Result

Tìm cực trị của hàm số: Lý thuyết, các dạng toán và bài tập có lời giải

Tonghopso by Tonghopso
May 14, 2021
in Kiến thức toán học
0
Tìm cực trị của hàm số: Lý thuyết, các dạng toán và bài tập có lời giải
0
SHARES
13.9k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bài viết này, boxthuthuat sẽ hướng dẫn các bạn lý thuyết về cực trị của hàm số, cùng cách tìm cực trị cũng như các dạng bài tập về tìm giá trị cực đại, cực tiểu của hàm số.

Contents

  • 1 Khái niệm cực trị hàm số
  • 2 Điều kiện cần để hàm số đạt cực trị
  • 3 Điều kiện đủ để hàm số đạt cực trị
  • 4 Bài tập tìm cực trị của hàm số
    • 4.1 Dạng 1: Tìm các điểm cực trị của hàm số
    • 4.2 Dạng 2: Tìm điều kiện để hàm số có cực trị
    • 4.3 Dạng 3: Tìm điều kiện để các điểm cực trị của hàm số thỏa mãn điều kiện cho trước
    • 4.4 Dạng 4 : Ứng dụng cực trị của hàm số trong bài toán đại số

Khái niệm cực trị hàm số

Giả sử hàm số  f  xác định trên tập hợp D (D ⊂ ℝ) và xo∈ D

a) xo được gọi là một điểm cực đại của hàm số f nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm xo sao cho:

Khi đó  f(xo) được gọi là giá trị cực đại của hàm số  f .

b) xo được gọi là một điểm cực tiểu của hàm số f nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm xo sao cho:

Khi đó  f(xo) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số  f .

Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu được gọi chung là cực trị

Nếu xo là một điểm cực trị của hàm số f  thì người ta nói rằng hàm số f  đạt cực trị tại điểm xo .

Như vậy: Điểm cực trị phải là một điểm trong của tập hợp D (D ⊂ ℝ)

Nhấn mạnh: xo ∈ (a; b) ⊂ D nghĩa là xo là một điểm trong của D

Chú ý

  • Giá trị cực đại (cực tiểu)  f(xo) nói chung không phải là GTLN (GTNN) của  f  trên tập hợp D.
  • Hàm số có thể đạt cực đại hoặc cực tiểu tại nhiều điểm trên tâp hợp D. Hàm số cũng có thể không có điểm cực trị.
  • xo là một điểm cực trị của hàm số  f  thì điểm (xo ; f(xo)) được gọi là điểm cực trị của đồ thị hàm số  f .

Điều kiện cần để hàm số đạt cực trị

Định lý 1: Giả sử hàm số f đạt cực trị tại điểm xo. Khi đó , nếu f có đạo hàm tại điểm xo thì f ‘(xo) = 0

Chú ý: 

  • Đạo hàm f ‘ có thể bằng 0 tại điểm xo nhưng hàm số f  không đạt cực trị tại điểm xo.
  • Hàm số có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm
  • Hàm số chỉ có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0 , hoặc tại đó hàm số không có đạo hàm.
  • Hàm số đạt cực trị tại xo và nếu đồ thị hàm số có tiếp tuyến tại điểm (xo ; f(xo)) thì tiếp tuyến đó song song với trục hoành

Ví dụ : Hàm số y = |x| và hàm số y = x3

Điều kiện đủ để hàm số đạt cực trị

Định lý 2: Giả sử hàm số f  liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm xo và có đạo hàm trên các khoảng (a; xo) và (xo; b). Khi đó:

Định lý 3: Giả sử hàm số f  có đạo hàm cấp một trên khoảng (a; b) chứa điểm xo ;  f ‘(xo) = 0 và f  có đạo hàm cấp hai khác 0 tại điểm xo

a) Nếu f ”(xo) < 0 thì hàm số f  đạt cực đại tại điểm xo
b) Nếu f ”(xo) < 0 thì hàm số f  đạt cực tiểu tại điểm xo

Chú ý:

Không cần xét hàm số f  có hay không có đạo hàm tại điểm x = xo nhưng không thể bỏ qua điều kiện hàm số liên tục tại điểm xo

Bài tập tìm cực trị của hàm số

Dạng 1: Tìm các điểm cực trị của hàm số

Quy tắc 1: Áp dụng định lý 2

  • Tìm  f ‘(x)
  • Tìm các điểm xi (i = 1, 2, 3,…) tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc hàm số liên tục nhưng không có đạo hàm
  • Xét dấu của  f ‘(x). Nếu  f ‘(x) đổi dấu khi x qua điểm xo  thì hàm số có cực trị tại điểm xo

Quy tắc 2: Áp dụng định lý 3

  • Tìm  f ‘(x)
  • Tìm các nghiệm xi (i = 1, 2, 3,…) của phương trình f ‘(x) = 0 
  • Với mỗi xi tính f ”(xi)

– Nếu f ”(xi) < 0 thì hàm số đạt cực đại tại điểm xi

– Nếu f ”(xi) > 0 thì hàm số đạt cực tiểu tại điểm xi

Dạng 2: Tìm điều kiện để hàm số có cực trị

Phương pháp: Sử dụng định lí 2 và định lí 3

Chú ý

* Hàm số f (xác định trên D) có cực trị ⇔ ∃ xo ∈ D thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Tại đạo hàm của hàm số tại xo phải triệt tiêu hoặc hàm số không có đạo hàm tại xo
  • f ‘(x) phải đổi dấu qua điểm xo hoặc f ”(xo) ≠ 0

* Nếu f ‘(x) là một tam thức bậc hai hoặc triệt tiêu và cùng dấu với một tam thức bậc hai thì hàm có cực trị ⇔ phương trình f ‘(x) có hai nghiệm phân biệt thuộc tập xác định.

Dạng 3: Tìm điều kiện để các điểm cực trị của hàm số thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

  • Trước hết ta tìm điều kiện để hàm số có cực trị,
  • Biểu diễn điều kiện của bài toán thông qua tọa độ các điểm cực trị của đồ thị hàm số từ đó ta tìm được điều kiện của tham số.

Chú ý:

  • Nếu ta gặp biểu thức đối xứng của hoành độ các điểm cực trị và hoành độ các điểm cực trị là nghiệm của một tam thức bậc hai thì ta sử dụng định lí Viét.
  • Khi tính giá trị cực trị của hàm số qua điểm cực trị ta thường dùng các kết quả sau:

Dạng 4 : Ứng dụng cực trị của hàm số trong bài toán đại số

Trên đây là chia sẻ về cực trị của hàm số, cùng những bài tập tìm giá trị cực tiểu, giá trị cực đại của hàm số. Hi vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ có thể dễ dàng giải quyết các bài tập dạng này.

Previous Post

Tìm M để hàm số đồng biến trên khoảng, nghịch biến trên khoảng

Next Post

Tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số – lý thuyết, bài tập có lời giải

Tonghopso

Tonghopso

Next Post
Tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số – lý thuyết, bài tập có lời giải

Tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số - lý thuyết, bài tập có lời giải

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

No Result
View All Result

Categories

  • Cây – Hoa
  • Cây ăn quả
  • Cây phong thủy
  • Cây thuốc
  • Hoa
  • Kiến thức toán học
  • Kiến thức tổng hợp
  • Kiến thức vật lý
  • Phong thủy
  • Thủ thuật Excel
  • Thủ thuật máy tính
  • Thủ thuật Word
  • Tiếng Việt
  • Uncategorized

Click here

Về chúng tôi

Tổng hợp số – Website chia sẻ các kiến thức tổng hợp về đời sống, xã hội, các kinh nghiệm, mẹo hay trong cuộc sống, đánh giá khách quan về các sản phẩm, dịch vụ.

No Result
View All Result
  • Cây – Hoa
    • Cây ăn quả
    • Cây phong thủy
    • Cây thuốc
    • Hoa
  • Phong thủy
  • Tin học văn phòng
    • Thủ thuật Excel
    • Thủ thuật Word
  • Kiến thức tổng hợp
    • Kiến thức toán học
    • Kiến thức vật lý
    • Tiếng Việt

Copyright © 2022 - tonghopso.com