Tiếng Việt

Điệp ngữ là gì? Các loại, vai trì của điệp ngữ kèm ví dụ minh họa

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, văn học Việt. Vậy điệp ngữ là gì? Có bao nhiêu kiểu điệp ngữ? Điệp ngữ mang đến vai trò gì trong câu văn, câu thơ? Bài học dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về biện pháp tu từ này.

Contents

Điệp ngữ là gì?

Điệp từ hay điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hay một cụm từ nhiều lần trong một câu, một đoạn văn, một đoạn thơ.

Người nói, người viết dùng điệp ngữ nhằm mục đích liệt kê, nhấn mạnh quy mô, tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng hoặc hướng sự chú ý của người nghe, người viết vào một sự việc, một nhân vật nào đó.

VD: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng điệp từ vì:

Cháu chiến đấu hôm nay 

lòng yêu tổ quốc

xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng

tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

“Vì” được lặp lại đến 4 lần thể hiện được tình yêu thương sâu đậm, thắm thiết của người chiến sĩ đối với quê hương đất nước, của người cháu đối với bà. Tình yêu xuất phát từ những điều bình dị nhất nhưng lại nóng bỏng như một ngọn lửa cháy trong tim người chiến sĩ. Điệp từ “vì” nhấn mạnh ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập tự do, bảo vệ gia đình, bảo vệ quê hương đất nước tươi đẹp.

Các dạng điệp ngữ trong Tiếng Việt

Có ba dạng điệp ngữ chính trong ngữ pháp Tiếng Việt: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp, điệp ngữ cách quãng.

Điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ nối tiếp là cách mà tác giả lặp lại đi lặp lại liên tục một từ, một cụm từ một cách liền mạch. Điệp ngữ nối tiếp tạo tính tăng tiến, gây ấn tượng mới mẻ cho người nghe, người đọc.

VD: 

Cạnh giếng nước có bom từ trường

Em không rửa ngủ ngày chân lấm

Ngày em phá nhiều bom nổ chậm

Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy

Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật

Đoạn thơ diễn tả lại công việc gỡ bom vô cùng nguy hiểm của các cô thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc – nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau một ranh giới mỏng manh. Điệp ngữ “thương em” nói tiếp 3 lần khẳng định được sự yêu mến, khâm phục, trân trọng của tác giả đối với người con gái thanh niên xung phong dũng cảm, mạnh mẽ, không ngại hy sinh.

Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

Điệp ngữ chuyển tiếp hay điệp ngữ vòng là cách tác giả lặp từ, cụm từ kết thúc ở câu trước và đầu câu tiếp theo. Cách điệp ngữ này tạo sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các câu và tạo cảm xúc dạt dào tuôn trào như từng cơn sóng cho người đọc.

Kiểu điệp ngữ này xuất hiện nhiều trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, …

VD: 

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt  một màu

Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?

Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm

Điệp ngữ vòng “thấy” và “ngàn dâu” được tác giả sử dụng một cách điêu luyện nhằm diễn tả nỗi sầu thương tột độ, nỗi nhớ nhung khắc khoải của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận. Điệp ngữ còn gợi lên được không giam thăm thẳm, mênh mông, thấm đẫm nỗi sầu ly biệt.

Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một từ, một cụm từ không có sự liên tiếp. Điệp ngữ cách quãng hoàn toàn đối lập với hình thức của điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ cách quãng mang đến ấn tượng nổi bật cho người đọc, người nghe.

VD: 

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Quê hương nỗi nhớ – Hoàng Thanh Tâm

Chỉ trong một đoạn thơ ngắn, “tìm” được lặp lại cách quãng đến 4 lần. Qua điệp ngữ cách quãng “tìm”, tình yêu thương và nỗi nhớ quê được tác giả khắc họa sâu sắc. Hình ảnh quê nhà bình dị, thân thuộc như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe.

Điệp ngữ mang lại tác dụng gì khi sử dụng?

Nhấn mạnh, nổi bật ý

Điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, hiện tượng hay tâm tư, cảm xúc của nhân vật hoặc tình cảm, thái độ tác giả muốn gửi gắm vào câu thơ, đoạn văn.

VD: 

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Điệp ngữ “không có” tô đậm sự thiếu thốn, khó khăn và gian khổ trong chiến đấu của những người chiến sĩ. Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính Cụ Hộ vẫn không chùn bước, bất chấp gian khổ, dũng cảm và hiên ngang thực hiện nhiệm vụ, theo đuổi lý tưởng giải phóng Miền Nam, giải phóng đất nước.

Tăng sức gợi hình, tăng tính nhạc cho câu

Điệp ngữ tăng sức gợi, tạo tính nhạc cho câu văn, câu thơ. Từ đó, hình ảnh, cảm xúc trong câu được khắc họa rõ ràng hơn.

VD1:  Cũng trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đã sử dụng điệp ngữ dốc để khắc họa rõ nét địa hình hiểm trở của con đường hành quân “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”. Qua đó, người đọc dễ dàng hình dung được cảnh hành quân, những gian khổ của người chiến sĩ.

VD2: 

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. 

Hồ Chí Minh

Qua điệp ngữ nối tiếp “đoàn kết” và “thành công”, câu văn trở nên cân đối, giàu nhịp điệu, dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm trí người nghe, người đọc. Đồng thời điệp ngữ cũng khẳng định được mối quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Càng đoàn kết, càng tạo ra nhiều sức mạnh.

Liệt kê

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê qua việc lặp từ, lặp câu.

VD: 

Hạt gạo làng ta

vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay.

Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa

Điệp từ “có” được Trần Đăng Khoa sử dụng để liệt kê những điều cần có để làm nên hạt gạo. Để có được hạt gạo trắng ngần, không chỉ cần có phù sa màu mỡ mà còn có sự tần tảo sớm hôm của những người nông dân.

Điệp ngữ làm tăng sự biểu đạt, giá trị cho câu văn, câu thơ. Tuy nhiên cần cân nhắc, xử lý khéo léo biện pháp tu từ này, tránh biến nó thành lỗi ngữ pháp lặp từ. Sử dụng biện pháp điệp ngữ hiệu quả bằng cách sử dụng hợp lý, kết hợp khéo léo cùng các biện pháp tu từ khác để diễn đạt ý một cách rõ ràng, truyền cảm. Theo dõi … để biết thêm nhiều kiến thức thú vị trong Tiếng Việt.

Related Articles

Back to top button