Định ngữ là gì? Phân loại và cách tìm định ngữ trong câu

Cấu tạo cơ bản của một câu là gồm chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng để câu thêm hay hơn, diễn đạt trọn vẹn ý, người ta thường thêm vào các thành phần phụ. Định ngữ là một thành phần phụ trong câu. Vậy như thế nào là định ngữ? Có bao nhiêu loại định ngữ? Tìm định ngữ trong câu như thế nào? Cùng khám phá bài viết dưới đây!
Contents
Khái niệm định ngữ
Định ngữ là thành phần phụ của câu, bổ nghĩa cho danh từ nhằm nêu lên đặc điểm, tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là số từ, đại từ, tính từ (cụm tính từ), danh từ (cụm danh từ).
VD:
Em có chị gái lớn hơn mình 15 tuổi. => Định ngữ “hơn mình 15 tuổi” bổ nghĩa cho cụm danh từ “chị gái lớn”, làm rõ ý sự cách biệt tuổi tác giữa hai chị em.
Chiếc bàn mới làm bằng gỗ sim. => Định ngữ “mới” bổ nghĩa cho danh từ “chiếc bàn”, làm rõ hơn về tính chất của bàn.
Phân loại định ngữ
Định ngữ chỉ lượng
Định ngữ chỉ lượng thường là các số từ, đại từ chỉ định.
VD: Hai dãy bàn được bày ngoài sân để phục vụ bữa tiệc.
=> Định ngữ chỉ lượng “hai” bổ nghĩa cho danh từ “dãy bàn”, xác định rõ số lượng bàn đề cập trong câu văn.
Định ngữ chỉ loại
Định ngữ chỉ loại kết hợp chặt chẽ với danh từ trung tâm, chỉ sự vật được nêu trong câu.
VD: Mười chiếc bàn gỗ đang được chất lên xe.
=> Định ngữ chỉ loại “ chiếc bàn gỗ” biểu thị sự vật được nêu lên trong câu.
Định ngữ miêu tả
Định ngữ miêu tả chỉ các đặc điểm riêng của sự vật hiện tượng được nêu ở cụm danh từ. Định ngữ miêu tả thường đứng sau danh từ trung tâm hoặc sau danh từ trung tâm và định ngữ chỉ loại.
Loại định ngữ này được tạo thành bởi các từ, cụm từ (có quan hệ chính phụ hoặc đẳng lập), hoặc các cấu trúc ngữ pháp tương đương. Định ngữ miêu tả có thể kèm theo quan hệ từ hoặc không.
VD:
Tinh thần đoàn kết của dân tộc luôn được kế thừa và phát triển.
Vị chủ tịch nước giản dị và khiêm tốn sống mãi trong lòng người con đất Việt.
Định ngữ chỉ xuất
Định ngữ chỉ xuất đứng ở cuối cụm danh từ với nhiệm vụ kết thúc cụm danh từ. Đại từ chỉ định hoặc danh từ riêng cấu tạo nên định ngữ chỉ xuất.
VD: Người dân Hải Phòng thẳng thắn, ăn to nói lớn.
=> Định ngữ chỉ xuất “Hải Phòng” xuất hiện ở cuối cụm danh từ, cụ thể hóa từ “người dân”.
Xác định định ngữ trong câu
Định ngữ là một phần quan trọng trong câu. Để xác định được định ngữ trong câu, bạn cần nắm rõ khái niệm về định ngữ, các loại định ngữ cũng đặc điểm của chúng.
Chúng ta thường hay nhầm lẫn định ngữ, vì vậy việc luyện tập và ôn lại kiến thức về định ngữ là cần thiết. Làm nhiều bài tập cũng là một cách để chúng ta làm quen với định ngữ, thành thạo hơn trong việc xác định chúng trong câu.
Cùng luyện tập một số bài tập xác định định ngữ
Xác định định ngữ trong các câu sau:
- Những em bé Ê – đê xúng xính bộ quần áo mới.
- Bác Hồ có chòm râu bạc trắng.
- Mười hai chiếc bút chì màu được xếp vào một hộp.
- Người nông dân thật thà và đôn hậu mỉm cười trước ống kính của nhiếp ảnh gia.
Dựa vào những kiến thức về định ngữ đã tổng hợp ở trên, chúng ta xác định được định ngữ trong các câu:
- Những em bé Ê – đê xúng xính trong bộ quần áo mới.
=> Định ngữ chỉ xuất “Ê – Đê” bổ ngữ cho cụm danh từ “những em bé”
- Bác Hồ có chòm râu bạc trắng.
=> Định ngữ miêu tả “bạc trắng” bổ ngữ cho danh từ “chòm râu”
- Mười hai chiếc bút chì màu được xếp vào một hộp.
=> Định ngữ chỉ lượng “mười hai” bổ nghĩa cho danh từ “chiếc bút ”
Định ngữ chỉ loại “chì màu” cũng bổ nghĩa cho danh từ “chiếc bút”
- Người nông dân thật thà và đôn hậu mỉm cười trước ống kính của nhiếp ảnh gia.
=> Định ngữ miêu tả “ thật thà và đôn hậu” bổ nghĩa cho cụm danh từ “người nông dân”.
Định ngữ là thành phần giúp câu văn thêm sinh động, tăng khả năng diễn đạt. Tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích về ngữ pháp Tiếng Việt qua ….