Hoa

Hoa hồng cổ Sapa: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Hoa hồng cổ là loài hoa được trồng phổ biến nhất ở các nước Châu Âu. Tuy nhiên, những năm gần đây, loài hoa này cũng đang được nhân giống và phát triển tại vùng đất Sapa của Việt Nam, bởi đây là loài hoa ưa sống trong môi trường có khí hậu mát mẻ. Hiện nay, hoa hồng cổ Sapa được nhiều người lựa chọn để làm hoa trang trí trong không gian nhà cũng như sân vườn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về hoa hồng cổ Sapa: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc loài hoa này đúng cách.

Contents

Giới thiệu về hoa hồng cổ Sapa

Nguồn gốc của hoa hồng cổ Sapa

Như chúng ta đã biết, hoa hồng cổ Sapa là loài hoa được nghiên cứu đầu tiên tại Châu Âu. Sau đó, chúng được người Pháp nhân giống tại Sapa. Do đó, ngoài tên gọi là hoa hồng cổ Sapa, người ta còn gọi chúng là hoa hồng Pháp.

Đây là loài hoa được đánh giá cao về khả năng sinh trưởng, phát triển và dễ chăm sóc tại nước ta. Do đó, loài hoa này ngày càng thu hút sự quan tâm và được lựa chọn để trồng nhiều trong các không gian nội – ngoại thất của các gia đình.

Đặc điểm của hoa hồng cổ Sapa

Hoa hồng cổ Sapa là loài cây phát triển ở dạng thân bụi, chiều cao trung bình của cây là từ 2-4m, tuỳ vào yếu tố chăm sóc và môi trường sinh trưởng khác nhau. Đường kính của tán có thể lên đến 3m, giúp cho bóng mát rất hiệu quả.

Thân hoa hồng cổ Sapa thường có màu nâu sẫm, các đường gân nổi rõ trên bề mặt vỏ của thân. Thân của loài hoa này thường có lông mao và có nhiều gai.

Lá cây của hoa hồng cổ có hình bầu dục, nhỏ dần về phía đầu lá, ngoài viền có răng cưa. Tương tự như những loài hoa hồng khác, lá của chúng cũng có màu xanh đậm, thể hiện sự khoẻ mạnh và khả năng chống chịu lại những điều kiện khó khăn nhất của môi trường xung quanh.

Điểm nổi bật của loài hoa này là sở hữu những bông hoa có kích thước khá lớn, khoảng từ 5-8cm. Màu hoa hồng phấn tạo cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn cho những người xung quanh. bên cạnh đó, cách xếp hoa cũng khá đặc biệt, nhiều cánh hoa xếp xen kẽ đan khịt với nhau, xoáy và hướng trung tâm của bông hoa. Các cánh ngoài ở bông hoa thường cong nhẹ, tạo cho bông hoa một vẻ đẹp phóng khoáng. Cánh hoa thường mỏng, số cánh của mỗi bông hoa thường là từ 30-50 cánh. Hoa cho mùi thơm dịu nhẹ, khiến cho bao người yêu thích ngay từ lần đầu tiên ngắm nhìn.

Chưa hết, độ nở của hoa hồng cổ Sapa rất bền, do đó bạn có thể sử dụng loài hoa này để trang trí trong không gian nhà của mình từ 8-10 ngày. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi dựa vào các yếu tố của môi trường xung quanh như khí hậu, độ pH,…

Giống với nhiều loài hoa hồng khác, hoa hồng cổ Sapa cũng có quả, quả thường lớn bằng ngón tay và cáo chứa các hạt bên trong mỗi quả.

Hiện nay, nhờ vào vẻ đẹp và hương thơm đặc trưng mà loài hoa này sở hữu, hoa hồng cổ Sapa đang ngày càng được nhiều tín đồ yêu hoa săn đón. Bên cạnh đó, họ còn đánh giá loài hoa này có khả năng ra nhiều hoa, vòng lặp ra hoa nhanh và có thể ra hoa quanh năm nếu được duy trì chế độ chăm sóc phù hợp.

Khu vực phân bố hoa hồng cổ Sapa ở Việt Nam

Giống hoa hồng cổ Sapa ở Việt Nam là loài hoa ưu lạnh và không khí có nhiệt độ thấp. Do đó chúng chủ yếu phân bố ở một số tỉnh miền Bắc như: Sapa, Sơn La hoặc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định,… Cũng chính bởi sở hữu nhiều vẻ đẹp hấp dẫn lòng người mà loài hoa này đang được nhân giống rộng khắp ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam.

Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa hồng cổ Sapa

Hoa hồng cổ Sapa có sắc màu hoa hồng cổ Sapa, rực rỡ nhưng không kém phần tính tế. Hoa hồng cổ Sapa còn là biểu tượng của vùng đất Sapa.

Tác dụng trang trí và decor phòng

Cây hồng cổ Sapa là loài hoa có khả năng ra hoa liên tục, vẻ đẹp tiềm ẩn mà loài hoa này sở hữu giúp thu hút sự quan tâm của nhiều quan khách khi đến với ngôi nhà của bạn. Chúng được lựa chọn để trồng trang trí ngoại thất cho khuôn viên, cổng vào nhà,…

Một tác dụng tuyệt vời của hoa hồng cổ Sapa là khả năng leo cao lên đến 5m, giúp bạn có thể tận dụng để làm cổng dạng mái vòm để tạo thế cho cây.

Ngược lại, nếu bạn muốn sử dụng hoa hồng cổ Sapa để trang trí nội thất cho không gian nhà của mình, bạn có thể trồng hoa hồng cổ ở ban công để cúng leo rủ xuống tầng dưới giúp tránh ánh nắng hiệu quả cho cây. Hoặc có thể trồng vào chậu có kích thước vừa đủ cho cây phát triển. Lưu ý là phải thường xuyên cho cây tắm nắng và đặt cây ở các vị trí thoáng mát, rộng rãi để cây có thể phát triển và phát huy công dụng của nó.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Sapa

Cách trồng

  • Nhân giống và chọn giống

Hoa hồng cổ được đánh giá cao về sự thích nghi và phát triển. Chúng là loài hoa nhập khẩu nhưng lại cũng chính là loài hoa không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật trồng. Bạn có thể nhân giống hoa hồng cổ Sapa bằng hình thức chiết cành, giâm cành hoặc gieo hạt đều được. Tuy nhiên, phương pháp giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian cho bạn đó là cách chiết cành. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cho cây của bạn luôn được khoẻ mạnh và có khả năng sinh trưởng nhanh hơn. Lưu ý bạn cần chọn những cành tơ khoẻ để quá trình hình thành rễ cho cây được diễn ra nhanh chóng. 

  •  Đất trồng 

Các loại đất được cho là phù hợp với sự phát triển của loài hoa hồng cổ Sapa là đất thịt, đất phù sa bồi đắp hoặc đất pha cát. Ngoài ra, trước khi trồng bạn nên kiểm tra độ pH của đất, nếu độ pH từ 6-8 thì có thể trồng loài cây này rồi.

Ngoài ra, đất trồng cần phải được chăm sóc kỹ càng, làm vệ sinh cho đất. Nếu đất không đủ độ ẩm, bạn cần phải bổ sung ngay lập tức độ ẩm để hạn chế tối đa tình trạng cây bị thiếu hụt về độ ẩm. 

  • Phân bón 

Trước khi trồng, bạn nên bón cho mỗi gốc hồng cổ Sapa một lượng phân chuồng hoai mục rồi đảo đều với đất cho ải mục khoảng nửa tháng trước khi trồng cây.

  • Cách trồng 

Nếu trồng hoa hồng cổ Sapa trong chậu, bạn cần lựa chọn các loại chậu có lỗ thoát nước. Sau đó đưa hỗn hợp đất và phân lót đã chuẩn bị vào chậu. Đào một lỗ nhỏ có kích thước vừa với bầu cây, đặt cây hoa hồng cổ Sapa thẳng đứng và vùi đất. Dùng cọc tre để cố định cây để hạn chế tình trạng gió thổi.

Còn nếu bạn trồng cây ngoài vườn, bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp này để thực hiện.

Cách chăm sóc hoa hồng cổ Sapa

  • Tưới nước: Sau khi cây bước vào giai đoạn đâm chồi nảy lộc, bạn cần tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây để cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.
  • Bón phân: Các loại phân được đánh giá là phù hợp với sự phát triển của hoa hồng cổ Sapa là phân đạm và phân Kali. ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phân hữu cơ như: Phân gà đã ủ hoai mục, phân dê hoặc phân bò đã qua sơ chế,…
  • Tỉa, bấm cành: Hoa hồng cổ Sapa có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh và manh. Ngược lại, chúng lại là loài hoa thường xuyên bị sâu bọ xâm nhập. Do đó, bạn cần quan tâm đến sự phát triển của cây, cắt bỏ những cành hoa, bông hoa không cần thiết, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả cây hoa.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Tương tự như tất cả các loài hoa hồng khác, hoa hồng cổ Sapa cũng dễ gặp phải tình trạng bị rệp, xoắn lá do sự xâm nhập của nhiều loại côn trùng khác nhau,… Do đó, bạn cần phải duy trì và kiểm tra sự phát triển của cây hoa thường xuyên, chủ động phòng ngừa cho cây ngay từ những ngày đầu trồng hoa. Các bệnh thường gặp của cây hoa hồng cổ Sapa đó là: nhện đỏ, nhện vàng, trứng nhện, rầy nhện gây hư hại đến những búp non, phấn trắng ở gốc và thân,…

Hoa hồng cổ Sapa là loài hoa được đánh giá cao về độ duy mỹ. Ngoài ra, chúng còn là loài hoa có khả năng sinh trưởng tốt, dễ trồng và chăm sóc nên đang ngày càng được mọi người tin chọn và sử dụng để trang trí không gian nội và ngoại thất của gia đình. Nếu bạn đang muốn sở hữu một khóm hồng xinh xắn thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn bạn nhé!

Related Articles

Back to top button