Hoa hồng nhung: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Hoa hồng nhung – cái tên mà tất cả chúng ta đều thấy quen thuộc. Hiện nay, hoa hồng nhung đang là một trong số những giống cây hoa hồng cổ quý với nhiều loại hoa hồng khác nhau như: hoa hồng nhung Đà Lạt, hồng nhung ta, hồng nhung Hà Nội, hoa hồng nhung Hải Phòng,… Những bông hồng nhung màu sắc nổi bật cùng hương thơm quyến rũ, toát đầy vẻ sang trọng và quý phái, hoa hồng nhung đang ngày càng thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa hồng đúng cách.
Contents
Nguồn gốc và đặc điểm của hoa hồng nhung
Hoa hồng nhung nằm trong nhóm các loại hoa hồng truyền thống và đang nằm trong danh sách hoa hồng quý của Việt Nam. Ngoài cái tên hồng nhung, người ta còn gọi loại hoa này là Rosaceae – một trong hàng trăm giống giống hoa hồng trên thế giới. Theo thông tin của các nhà khoa học, nguồn gốc hoa hồng xuất hiện từ khoảng 35 triệu năm trước.
Đúng như tên gọi của nó, hoa hồng nhung là cách sắp xếp đặc biệt của những chiếc cánh hoa mềm như nhung. Đây là biểu tượng, là những lời cầu mong cho một cuộc sống đầy nhung lụa và rực rỡ như sắc hoa. Cũng chính ý nghĩa này mà loài hoa này đang được nhiều người lựa chọn để trang trí và tặng cho nhau nhân những dịp lễ đặc biệt.
Tương tự như những giống hoa hồng khác, hoa hồng nhung là dạng cây thân gỗ, mọc thành các bụi thấp, phát triển thành bụi lớn có chiều cao khoảng từ 0,5-2m. Trên thân và cánh có nhiều gai với các hình thù và kích thước khác nhau. Lá kép dạng lông chim, có các răng nhọn. Tuy nhiên, điểm đặc biệt mà cây hoa hồng nhung sở hữu là chỉ một đến hai bông trên cuống dài. Nụ hoa khoẻ, bắt đầu vào giai đoạn nở sẽ cho hương thơm nhẹ nhàng, cuốn hút. Có lẽ bạn chưa biết, hoa hồng nhung được xếp vào top các loài hoa hồng đẹp và thơm nhất thế giới. Bên cạnh đó, hoa hồng nhung còn được đánh giá là loài hoa sống lâu năm nếu nhận được sự chăm sóc tốt từ người trồng. Hoa hồng nhung cũng có quả. Bởi đây là loại cây lưỡng tính, chứa cả nhị cái và nhị đực trên cùng một hoa. Xung quanh vòi nhuỵ có các nhị đực liên kết với nhau. Khi phấn chín rơi trên đậu nhuỵ giúp thụ phấn cho hoa. Quả hồng nhung thường có hình trái xoan, ôm gọn bởi các cánh đài. Hạt hồng thường nhỏ, bên ngoài có lông, vỏ hạt rất dày nên khả năng nảy mầm là tương đối khó.
Các loại hoa hồng nhung
Theo ghi chép của các chuyên gia, hoa hồng nhung có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay có 2 loại hoa hồng nhung, chính là hồng nhung cổ (hay còn gọi là hồng nhung ta) và hoa hồng nhung đỏ Pháp.
- Hoa hồng nhung cổ: là loài hoa chỉ có một bông, cuống hoa thường cứng, đỡ dưới bông hoa là một lớp đài màu xanh đậm, các cánh hoa thường bóng như nhung. Nụ hoa to, căng tràn nhựa sống.
- Hoa hồng nhung đỏ Pháp: là loài hoa có cánh dày hơn so với hồng nhung đỏ, màu thẫm hơn, đường kính của mỗi bông hoa dao động từ 4-12cm. Điểm đặc biệt là mỗi bông hoa của hồng nhung đỏ Pháp sở hữu nhiều lớp cánh xếp đan xen nhau. Trung bình mỗi bông hoa có tới 20-50 lớp. Ngoài ra, hồng nhung đỏ Pháp là loại hoa lưỡng tính, trên cùng 1 hoa có chứa cả nhị đực và nhị cái.
Tác dụng của hoa hồng nhung
Nội dung dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của hoa hồng nhung mà chúng tôi đã tổng hợp lại:
- Chế biến, sản xuất mỹ phẩm: Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, trong hoa hồng nhung có chứa hợp chất phenyl ethanol, đây là hợp chất có khả năng sát khuẩn tốt. Do vậy, chúng ta có thể chế biến hoa hồng làm mỹ phẩm điều trị và chống mụn rất hiệu quả. Ngoài ra, cánh hoa hồng còn được dùng nhiều trong công nghệ chiết xuất tinh dầu và dưỡng chất để sản xuất nước hoa, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, mặt nạ, son môi,…
- Thư giãn: Hoa hồng nhung là công cụ để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc hết năng suất. Bạn có thể cắm một bình hoa hồng nhung ngay trên bàn làm việc của mình hoặc dùng cánh hoa hồng thả vào bồn và ngâm mình trong đó. Hương thơm và tinh dầu của hoa hồng sẽ tạo cho bạn cảm giác thư giãn và dễ chịu.
- Điều trị vết thương: Có lẽ bạn không biết, hoa hồng là một loài hoa có chứa chất tẩy rửa tự nhiên và còn giúp cho làm da của bạn trở nên sáng và trẻ hơn. Trong cánh hoa hồng còn chứa chất oxy hoá và các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn. Do vậy chúng được sử dụng trong các trường hợp làm dịu da, hay khi da bị kích thích và bị ngứa.
- Giảm cân: Theo thông tin ghi chép lại, cây hoa hồng nhung còn được sử dụng để làm thành trà, giúp điều hoà khí huyết hiệu quả, cải thiện sắc tố da, giúp an thần và giảm căng thẳng. Cùng với đó, trà hoa hồng nhung còn hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân nhờ khả năng kích thích lưu thông máu ở vùng bụng.
- Cải thiện sinh lý: Theo sách Y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu chiết xuất từ hoa hồng có tác dụng lên hệ thần kinh khi ngửi, khiến con người trở nên phấn chấn và tăng độ ham muốn tình dục
- Trang trí nhà cửa: Một trong những tác dụng mà không ai có thể phủ nhận của những bông hoa hồng nhung xinh đẹp là hiệu quả trong trang trí, làm đẹp cho không gian, tổ ấm của gia đình. Chỉ cần có 1 bình hoa hồng nhung, không gian sẽ trở nên ấm áp và sang trọng hơn bao giờ hết.
Cách trồng hoa hồng nhung đúng cách
Hiện nay có nhiều phương pháp để trồng hoa hồng nhung, tuy nhiên phương pháp được nhiều nhất là chiết cành. Khi được chăm sóc đúng cách, bông hoa thường to, cỡ bằng hai bàn tay người. Nếu áp dụng phương pháp chiết cành, bạn nên chọn thân cây hồng nhung mập mạp, không bị sâu bệnh và nấm ở trên thân. Lá cây xanh tươi, cuống lá to và có nhiều chồi non phát triển, có vậy thì cây sau khi ươm mới cho năng suất cao. Bên cạnh đó, muốn chắc chắn, bạn có thể chọn những cây hồng nhung đã có búp hoa sẵn.
Ngoài ra, bạn có thể mua cây hồng nhung tại những vườn ươm lớn, uy tín để cho cây con chất lượng. Ưu tiên chọn những cây đã trồng trong chậu hoặc giỏ ươm bởi lúc này bạn có thể tận mắt nhìn thấy cây đã phát triển ra sao.
Các bước thực hiện trồng cây hoa hồng nhung đúng cách:
Chuẩn bị:
Đất trồng: bạn nên chọn loại đất mùn tơi xốp có trộn lẫn với phân hữu cơ
Chậu trồng: Chọn chậu có kích thước phù hợp với đường kính của cây, độ sâu của chậu khoảng từ 25 – 35 cm. Lưu ý tìm chọn các loại chậu có lỗ nhỏ để thông hơi và giúp thoát nước tốt khi tưới hoặc gặp trời mưa, giảm thiểu tình trạng ngập úng và gây thối rễ.
Cách trồng:
- Đổ đầy đất vào trong chậu, lưu ý không đổ đầy tràn miệng của chậu. Đào từ 1-2 lỗ ở giữa chậu.
- Cho cây hoa hồng nhung vào lỗ đã đào, đặt ngập rễ, giữ cho cây đứng thẳng. Tay phải gạt đất vào lấp kín gốc cây rồi ấn nhẹ để giữ giữ cây đứng thẳng.
- Trồng cây xong, tưới đẫm cho cây, nhưng không nên tưới quá nhiều. Sau đó đặt cây vào những nơi có ánh sáng thoáng máy, đợi vào ngày để cây thích nghi dần rồi cho cây ra ngoài nắng tự nhiên.
Chăm sóc hoa hồng nhung hiệu quả
Để cây hoa hoa hồng nhung có khả năng ra hoa đều, năng suất cao và không bị nhiễm sâu bệnh thì bạn cần lưu ý những điểm dưới đây để quá trình chăm sóc cây trở nên đơn giản hơn.
Bón phân
Cây ra hoa nhiều hay ít, kích thước của bông hoa to hay bé, màu hoa có chuẩn như mong muốn không phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng của cây.
Những cây mới trồng trong vòng 3 tuần thì bạn không cần bón cho cây. Sau khoảng 3 tuần thì bạn bạn có thể bón phân với liều lượng vừa phải để cây không bị xót dẫn đến chết cây.
Tưới nước
Sau khi trồng cây từ 4-10 ngày, giai đoạn cây ra rễ, lúc này bạn cần tăng tần suất tưới để cung cấp đủ độ ẩm cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Nên tưới cây vào sáng sớm, hoặc lúc chiều mát. Lưu ý không tưới cây vào thời điểm cây đang nắng khiến cho cây dễ bị chết yểu.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để hồng nhung có thể phát triển khoẻ mạnh và cho nhiều hoa là nền nhiệt từ 22-27 độ C. Nếu trời nắng quá gắt, bạn có thể sử dụng màng lưới che chắn cho cây để tránh ảnh hưởng đến việc ra hoa và sinh trưởng.
Cắt tỉa cành
Thời điểm phù hợp để cắt tỉa cành cho hoa hồng nhung là lúc hoa sau khi tàn và lúc có những cành lá bị úa vàng, hoặc những cành cây bị sâu đục phá.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn trong nội dung bài đọc sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đặc điểm của hoa hồng cũng như ý nghĩa và cách trồng, cách chăm sóc hoa hồng đúng cách. Chúc các bạn may mắn.