Tiếng Việt

Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Hoán dụ và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ rất dễ nhầm lẫn. Vậy hoán dụ là gì? Có những kiểu hoán dụ thường sử dụng trong câu? Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Contents

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là cách gọi tên khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của một khái niệm, sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Sử dụng hoán dụ trong câu nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.

VD:   

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Tố Hữu

Hình ảnh “áo chàm” là màu áo mà người dân Tây Bắc thường mặc. Tác giả đã lấy hình ảnh chiếc áo chàm để chỉ những người dân Việt Bắc son sắt thủy chung. Từ đó nhấn mạnh tình cảm sâu đậm, khó phai mờ của người dân Việt Bắc với người chiến sĩ cách mạng.

Chức năng của hoán dụ

Hoán dụ là một biện pháp tu từ phổ biến trong thơ văn, ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt. Hình ảnh hoán dụ trong câu mang đến một số ý nghĩa:

  • Hoán dụ tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng cường khả năng diễn đạt của câu.
  • Hoán dụ không ẩn đi một phần nghĩa, giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng được ngay vẻ tương đồng của các sự vật hiện tượng được nhắc đến mà không cần suy nghĩ, so sánh quá nhiều
  • Hoán dụ thúc đẩy sự liên tưởng, tạo sự uyển chuyển và hàm súc cho câu văn, câu nói.

Các kiểu hoán dụ cơ bản trong Tiếng Việt

Hoán dụ có bốn kiểu thường gặp:

Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Sử dụng hoán dụ lấy một bộ phận để chỉ toàn thể là cách tác giả nói về một bộ phận của sự vật, con người, hiện tượng để liên tưởng đến một hành động, tổng thể của sự vật nào đó.

VD: 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Ở đây ông cha đã sử dụng hình ảnh “bàn tay” – một bộ phận trên cơ thể để chỉ con người lao động. Câu thơ khẳng định rằng lao động có sức mạnh to lớn, lao động tạo nên của cải, lao động là vinh quang.

Lấy một vật chứa đựng để chỉ một vật bị chứa đựng

Với hình thức hoán dụ này, người nói/người viết dùng các sự vật có tính bao quát, rộng lớn hơn để nói về sự vật, hiện tượng được bao trùm trong đó.

VD: 

Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ

Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh

Áo nâu liền với áo xanh 

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên

Tố Hữu

Tố Hữu đã linh hoạt và khéo léo sử dụng những hình ảnh hoán dụ để tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ. “Hòn gai”, “Đất Đỏ”, “Nông thôn”, “Thành thị” là vật chứa đựng, hướng người đọc liên tưởng đến người dân ở Hòn Gai, người dân ở miền Đất Đỏ, những người dân ở nông thôn, những người dân ở thành phố.

Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Hình thức hoán dụ lấy những dấu hiệu đặc trưng của con người, sự vật, hiện tượng để gợi đến chính con người, sự vật, hiện tượng đó.

VD: 

Áo nâu liền với áo xanh 

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên

Tố Hữu

Tác giả tiếp tục có sự liên tưởng ấn tượng với hình ảnh hoán dụ “ áo nâu” và “áo xanh” để ám chỉ hình ảnh người nông dân và người công nhân trong xã hội. Đây là hai màu áo đặc trưng của người nông nhân và người công nhân Việt. Qua hình ảnh hoán dụ trên, Tố Hữu đã tinh tế thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết chung tay xây dựng của mọi giai cấp.

Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Người viết, người nói khéo léo sử dụng những hình ảnh cụ thể, dễ hiểu, dễ nhìn và cảm nhận để chỉ những cái mơ hồ, trừu tượng. Hình thức hoán dụ này dựa trên sự gần gũi giữa các sự vật hiện tượng để giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, dễ hiểu hơn.

VD: 

Một ngôi sao chẳng sáng đêm 

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

Tố Hữu

Hình ảnh hoán dụ “một ngôi sao”, “một thân lúa chín” chỉ những người làm việc riêng lẻ, một mình, thiếu đi sự gắn kết. Ngược lại hình ảnh “sáng đêm”, “mùa vàng” chỉ những điều tốt đẹp, thành công. Câu ca dao mượn hình ảnh cụ thể để ám chỉ cái trừu tượng nhằm nhắc nhở rằng sự đoàn kết sẽ mang đến sức mạnh, mỗi cá nhân phải biết yêu thương, gắn kết cộng đồng để chung tay hướng đến một xã hội tốt hơn.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Điểm giống nhau

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ rất dễ nhầm lẫn. Chúng đều xây dựng, phát triển dựa trên cơ sở những điểm tương đồng giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng để tạo sự liên tưởng cho câu văn.

Hai biện pháp tu từ đều hướng đến giá trị nghệ thuật, tăng tính gợi hình gợi cảm cho câu văn. Qua đó, sự diễn đạt, truyền tải trong câu được mềm mại, khéo léo, hàm súc hơn.

Điểm khác nhau

Để sử dụng biện pháp ẩn dụ, hai sự vật hiện tượng chỉ cần có điểm giống nhau và không cần có sự liên quan đến nhau. Mặc dù hai sự vật, hiện tượng độc lập nhưng khi chúng có điểm giống thì chúng ta có thể dùng sự vật này để gợi liên tưởng đến sự vật kia.

VD:

Thuyền đi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Câu ca dao mượn hình ảnh “thuyền” và “bến” ẩn dụ cho hình ảnh chàng trai/ người chồng và cô gái/ người vợ. Các sự vật này hoàn toàn là các cá thể độc lập. Hình ảnh ẩn dụ gợi lên tình cảm son sắt, chung thủy của người con gái đổi với người con trai, của người vợ đối với chồng.

Trong hoán dụ, hai sự vật hiện tượng cần có sự liên quan trực tiếp, gắn bó gần gũi với nhau. Vì vậy hoán dụ sẽ dễ hình dung, liên tưởng hơn. Chúng không giữ lại một phần ý nghĩa như biện pháp ẩn dụ.

VD: 

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

“Mồ hôi” là hình ảnh hoán dụ cho sự lao động vất vả của người nông dân. Hai sự vật này có sự liên quan mật thiết, khi hoạt động nhiều cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Câu ca dao khẳng định sự vất vả, cần cù lao động sẽ giúp chúng ta đạt được những thành quả tốt.

Tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp tu từ hoán dụ, ta lại càng thấy Tiếng Việt thật phong phú, giàu đẹp. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về hoán dụ giúp bạn nắm rõ hơn cách sử dụng và cách phân biệt hoán dụ với ẩn dụ. Theo dõi … để tiếp cận được nhiều bài viết hay về ngữ pháp Tiếng Việt.

Related Articles

Back to top button