Tiếng Việt

Quan hệ từ là gì? Các loại quan hệ từ thường gặp và ví dụ

Quan hệ từ được sử dụng cực kỳ phổ biến và đa dạng và được sử dụng nhiều trong văn nói và văn viết. Vậy quan hệ từ là gì? Làm thế nào để phân biệt, sử dụng các loại quan hệ từ? Cùng khám phá bài viết dưới đây!

Contents

Khái niệm quan hệ từ

Quan hệ từ là những từ để biểu thị mối quan hệ, bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc câu với câu trong đoạn văn.

Một số quan hệ từ xuất hiện thường xuyên là và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,… Chúng chiếm một số lượng từ không lớn nhưng tần suất xuất hiện cao và có tác dụng quan trọng trong cú pháp.

Mối quan hệ này đa dạng và phong phú: chúng biểu thị được mối quan hệ so sánh, mối quan hệ sở hữu, mối quan hệ nhân quả,…

Chức năng của quan hệ từ

Quan hệ từ là thành phần nhỏ nhưng vô cùng cần thiết. Chức năng của quan hệ từ là làm rõ ý nghĩa của câu hoặc cả một đoạn văn. chúng có khả năng liên kết các từ hay cụm từ hoặc các câu lại với nhau. Vì vậy chúng còn có tên gọi khác là nối từ hay kết từ.

Phân loại quan hệ từ

Quan hệ từ chia làm 2 loại: quan hệ đẳng lập và quan hệ từ chính phụ.

Quan hệ đẳng lập

Các vế cùng loại, cùng chức năng, không có vế nào đóng vai trò chính hay thanh tố đóng vai trò phụ, quan hệ giữa các vế là bình đẳng. Có một số từ thường gặp như: rồi, và, với, hoặc,…

VD: Tôi thích ăn bún bò Huế và em tôi cũng rất thích ăn chúng.

Quan hệ từ chính phụ

Các vế có quan hệ không ngang bằng nhau, một vế đóng vai trò chính và vế còn lại là phụ, làm sáng tỏ cho vế chính mang nghĩa chính trong câu. Một số trường hợp thường gặp: rằng, do, nên, vì,..

VD: An học chăm mỗi ngày nên cậu chắc chắn sẽ nhận được giấy khen học sinh giỏi cuối năm.

Các cặp quan hệ từ thường gặp

Cặp quan hệ từ: Là các quan hệ từ thường đi cặp với nhau để biểu thị đầy đủ mối quan hệ của các đối tượng. Các kiểu quan hệ thường gặp đó là quan hệ đồng thời (cùng); quan hệ lựa chọn (hay, hoặc,…); quan hệ đối lập nhau (tuy, nhưng…).

– Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả bao gồm:

  • Nếu … thì…
  • Hễ … thì…
  • Giá mà … thì …

Ví dụ 

  • Nếu ngày mai trời không mưa, tôi sẽ đi dạo một vòng quanh công viên Thủ Lệ
  • Hễ bị mắng là cô gái lại buồn hiu
  • Giá mà anh ấy cố gắng hơn, anh sẽ đạt kết quả tốt hơn bây giờ

– Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả bao gồm:

  • Vì … nên…
  • Do … nên…
  • Nhờ … mà…

Ví dụ: 

  • Vì hoàn cảnh gia đình nên em bé đi bộ đi học
  • Do mọi người không cố gắng nên bài tập nhóm chưa hoàn thành đúng hạn
  • Nhờ kiên trì tìm hiểu mà chị Hoa đã hoàn thành được bài nghiên cứu

– Biểu thị quan hệ tăng tiến

Các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng lên gồm:

  • Không những … mà còn…
  • Không chỉ … mà còn…
  • Càng … càng…

Ví dụ: 

  • Câu chuyện rùa và thỏ không những hay mà còn mang nhiều ý nghĩa
  • Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một doanh nhân văn hóa thế giới
  • Trời càng mưa to, gió càng thổi mạnh

– Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

  • Tuy … nhưng…
  • Mặc dù … nhưng…

Ví dụ:

  • Tuy trời lạnh nhưng tôi vẫn đi bơi
  • Mặc dù trời mưa to nhưng em vẫn cố gắng đi học

Lưu ý: Một quan hệ từ chỉ dùng một từ để nối, nhưng một cặp quan hệ từ thì cần ít nhất hai từ dùng để nối cả hai vế. 

Cách sử dụng quan hệ từ

Khi nói hoặc viết có một những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Trong một số trường hợp nếu thiếu quan hệ từ câu văn sẽ thay đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa, thì bắt buộc phải dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

– Trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

Ví dụ: Chiếc xe máy đó là của tôi

Trong ví dụ này, nếu không dùng quan hệ từ “của” thì câu sẽ bị thay đổi nghĩa thành “chiếc xe máy đó tôi”.

– Trường hợp có thể dùng hoặc không dùng quan hệ từ:

Ví dụ: Chúng tôi tin tưởng ở sự chỉ dẫn của anh ấy.

Trong ví dụ trên, nếu không sử dụng quan hệ từ “ở” thì câu văn trở thành “Chúng tôi tin tưởng sự chỉ dẫn của anh ấy”. Như vậy, dù có sử dụng quan hệ từ hay không thì nghĩa cũng không thay đổi.

Quan hệ từ là một từ loại, có vai trò quan trọng liên kết  các thành phần trong câu và các câu trong một đoạn văn. Vì vậy, việc hiểu về quan hệ từ không chỉ giúp quý bạn đọc hiểu nghĩa của từng đoạn văn khi đọc mà còn là cách viết câu văn và nội dung của toàn bài. Ý tưởng cần có sự thay đổi linh hoạt để gây ấn tượng với độc giả. Hãy theo dõi … để biết thêm nhiều bài viết.

Related Articles

Back to top button