Tiếng Việt

Từ đơn là gì? Đặc điểm, các loại từ đơn, ví dụ minh họa

Từ đơn là kiến thức cơ bản trong ngữ pháp Tiếng Việt. Từ đơn là gì? Đặc điểm của từ đơn? Các loại từ đơn? Cùng boxthuthuat điểm lại và tổng hợp một số kiến thức về từ đơn qua bài viết dưới đây.

Contents

Tổng quát về từ

Từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu. Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Chúng có cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh.

Từ được dùng để gọi tên, miêu tả sự vật, hiện tượng. Từ có hai mặt kết nối và tác động qua lại: mặt hình thức vật chất và mặt nội dung ý nghĩa.

Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ cơ sở là các tiếng, từ được chia thành từ đơntừ phức. Trong từ đơn, từ phức lại được chia nhỏ thành các bộ phận khác nhau.

Khái niệm từ đơn

Từ đơn là từ do chỉ một âm tiết hoặc một tiếng có nghĩa tạo thành.

VD: bảng, bàn, quạt, cơm, cá, nước, ….

Đặc điểm của từ đơn

Từ đơn cấu tạo từ một tiếng có nghĩa. Trong đó, tiếng bao gồm âm, vần và thanh.

  • Âm: Tiếng Viết chia ra 22 phụ âm và 11 nguyên âm.
  • 22 nguyên âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x
  • 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.
  • Vần: gồm vần đệm, vần chính và vần cuối.
  • Thanh: gồm 6 thanh là thanh ngang, thanh bằng, thanh sắc, thành huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

VD: Từ đơn “chăn” được cấu tạo từ tiếng “chăn”. Tiếng “chăn” lại được cấu tạo từ phụ âm “ch”, vần “ăn” và thanh ngang.

Các loại từ đơn

Từ đơn một âm tiết

Từ đơn một âm tiết là những từ đơn chỉ có một âm tiết.

VD: hoa, quả, ghế, bàn, túi, cửa,  ….

Từ đơn đa âm tiết

Từ đơn đa âm tiết là từ có một hình vị có thể mang hai âm tiết. Đây thường là những từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài. Mỗi một âm tiết sẽ được ngăn cách bằng dấu “-” hoặc không.

VD: Ti-vi, ra-đa, ghi-đông, …. 

Tivi, rada, axit, oto, ….

Ngoài ra, dựa theo nguồn gốc, từ đơn còn được chia thành các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hóa và các từ đơn là từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài (Hán, Châu Âu, Ấn Độ, …)

VD: 

  • Từ đơn thuần Việt: núi, sông, đất, đá,  … 
  • Từ đơn vay mượn: apatit, axit, oto, tivi, ….

Dấu hiệu nhận biết từ đơn, từ ghép và từ láy

Ranh giới giữa từ đơn và từ phức

Chúng ta vẫn biết rằng từ đơn là từ có một tiếng và từ phức là từ có cấu tạo từ hai tiếng trở nên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, làm thế nào để phân biệt được từ là từ phức hay chỉ là tổ hợp do các từ đơn ghép lại?

Nếu chỉ dựa vào hình thức cấu tạo, chúng ta khó mà xác định chính xác từ đơn và từ phức. Mách bạn hai phương pháp phân biệt từ đơn và từ phức trong câu.

  • Chêm xen từ

Khi gặp một tổ hợp từ, bạn có thể thêm một số từ mới và chúng. Nếu sau khi thêm từ, tổ hợp từ đó bị tách rời những vẫn giữ nguyên được ngữ nghĩa thì chúng được cấu thành từ các từ đơn.

VD: 

vào nhà => vào trong nhà

Khi thêm từ “trong” vào tổ hợp từ “vào nhà”, ngữ nghĩa của tổ hợp từ không thay đổi. “Vào nhà” là tổ hợp các từ đơn là “vào” và “nhà”.

siêng năng => là từ phức bởi khi tách riêng các tiếng, ngữ nghĩa của của các tiếng không còn như ban đầu mà bị mở đi hoặc chuyển nghĩa.

  • Suy luận từ nghĩa gốc của từ 

Chúng ta cần suy luận từ nghĩa gốc của từ, xem các từ có sự chuyển nghĩa hay không. Đồng thời phải bám sát vào hoàn cảnh giao tiếp để xác định từ đơn, từ phức một cách chính xác.

VD:

 “áo dài” => áo rất dài, … => Đây là một tổ hợp từ gồm 2 từ đơn

“áo dài” cũng có thể được hiểu là từ chỉ trang phục truyền thống của người Việt => Đây cũng có thể coi là từ phức, cụ thể là từ ghép để sử dụng trong câu nói, câu văn. 

Tổng hợp

Dưới đây là bảng tổng hợp dấu hiệu cơ bản để phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy trong Tiếng Việt.

Từ đơn Từ ghép Từ láy
Cấu tạo từ 1 tiếng mang nghĩa Cấu tạo từ hai tiếng trở lên có quan hệ với nhau về nghĩa Cấu tạo từ hai tiếng trở lên và có quan hệ với nhau về mặt âm vần.
VD: vải, nhãn, cây, đèn, điện, nồi, … VD: ghế mây, máy tính, đấm bốc, … VD: lác đác, ầm ầm, lấp lánh, đu đủ, …

Bài viết giúp bạn nhắc lại và bổ sung một số kiến thức về từ đơn. Tìm hiểu kỹ hơn về từ phức, cách phân biệt từ láy và từ ghép bằng cách theo dõi các bài viết của chúng tôi.

Related Articles

Back to top button