Từ đồng âm là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ đồng âm
Sự đa dạng về âm, về nghĩa của từ là một trong những điều tạo nên sự phong phú, giàu đẹp của Tiếng Việt. Từ đồng âm là một loại từ được sử dụng phổ biến trong văn chương, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cùng tìm hiểu về từ đồng âm (về khái niệm, đặc điểm, phân loại và các ví dụ cụ thể) qua bài viết dưới dây.
Contents
Khái niệm và đặc điểm của từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ có nghĩa khác xa nhau nhưng lại giống nhau về mặt hình thức ngữ âm. Các từ giống nhau về mặt phát âm, cấu tạo từ cần đặt vào hoàn cảnh cụ thể để xác định được nghĩa.
VD: (1)Chúng tôi mua một chiếc bàn.
(2) Đó là một bàn thắng đẹp.
(2)Chúng tôi đang bàn về chuyến đi chơi ngày mai.
=> Nhận thấy, ở hai câu đều sử dụng từ “bàn” nhưng từ “bàn” ở mỗi câu lại mang một nghĩa riêng.
- “Bàn” trong câu thứ nhất là danh từ có nghĩa là một đồ dùng có mặt phẳng và các chân đỡ, dùng để nâng đỡ các đồ vật mà con người đặt lên.
- “Bàn” trong câu thứ hai vẫn là danh từ nhưng mang nghĩa là lần tính được, thua trong một trận đấu.
- “Bàn” trong câu thứ ba đóng vai trò là động từ, chỉ hành động trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó.
Tác dụng của từ đồng âm
Với đặc điểm giống nhau về âm nhưng khác hoàn toàn về nghĩa, từ đồng âm được sử dụng nhằm tạo điểm nhấn nghệ thuật cao, tạo sự bất ngờ cho người đọc/người nghe hoặc thể hiện sự châm biếm, chế giễu, phê phán một vấn đề nào đó của người viết/ người nói.
Chúng ta thường thấy hiện tượng đồng âm trong các tác phẩm văn học dân gian: ca dao, tục ngữ, thành ngữ, chuyện dân gian, …
VD:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
=> Bài ca dao đã sử dụng hiện tượng đồng âm “lợi” trong lợi ích và “lợi” trong răng lợi để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, thích thú cho người đọc, người nghe. Bà lão đã quá tuổi lấy chồng nhưng lại đi xem bói để hỏi về chuyện chồng con, để xem có lợi ích gì không. Qua đó cũng bộc lộ thái độ châm biếm của ông cha ham phú quý vinh hoa một cách mù quáng của con người.
Chơi chữ đồng âm là một ứng dụng thú vị của từ đồng âm. Chơi chữ đồng âm thường dùng như một cách đả kích, châm biếm. Hoặc dùng từ đồng âm để tạo nên nét duyên dáng, tiếng cười vui.
Từ đồng âm cũng được dùng để tạo các vế đối thú vị.
VD: Bác bác trứng tôi tôi vôi hoặc Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa, …
Trong văn chương, các nhà văn, nhà thơ sử dụng từ đồng âm như một vũ khí phê phán những đối tượng cần phê phán. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, từ đồng âm cũng được sử dụng để đùa cợt hoặc mỉa mai nhau.
VD: Để trêu đùa những cô gái muộn chồng, nhiều người thường nhắc “Cô ấy vẫn thuộc binh chủng phòng không”.
=> “Phòng không” có thể hiểu là bảo vệ bầu trời, tên một đơn vị trong quân ngũ. “Phòng không” còn được hiểu là căn phòng trống không, thiếu vắng người bầu bạn.
Phân loại từ đồng âm
Từ đồng âm được phân thành nhiều loại. Cụ thể là:
Đồng âm từ vựng
Đồng âm từ vựng chỉ các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc và cùng một loại từ nhưng lại mang nghĩa khác nhau.
VD: Con đường mới làm
Con kiến tha đường.
=> Từ “đường” trong hai câu trên giống nhau hoàn toàn về hình thức, cách phát âm và cùng là danh từ. Tuy nhiên, từ “đường” trong câu thứ nhất có nghĩa là lối đi, còn từ “đường” trong câu thứ hai lại mang nghĩa là một chất kết tinh có vị ngọt làm từ mía, …
Đồng âm từ – ngữ pháp
Đồng âm từ và tiếng là các từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về từ loại, về nghĩa.
VD: Chúng ta nên bỏ thêm đá vào ly nước.
Các bạn đang đá cầu.
=> Từ đồng âm ở đây là “đá”. Trong câu thứ nhất, “đá” là danh từ, chỉ nước bị đóng băng, dùng để bỏ vào đồ uống để làm lạnh. “Đá” dùng trong câu thứ hai là động từ, chỉ hành động đưa nhanh chất và hất mạnh vào quả cầu để làm quả cầu văng ra xa.
Đồng âm với tiếng nước ngoài
Tiếng nước ngoài khi du nhập vào Việt Nam được phiên dịch và phiên âm lại. Nhiều từ trong tiếng việt có âm đọc giống bản phiên dịch của từ nước ngoài.
VD: Cầu thủ sút bóng và Gia cảnh sa sút.
Sử dụng từ đồng âm
Từ đồng âm thường dễ gây nhầm lẫn về nghĩa trong các ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy trong khi đọc, khi nghe, chúng ta cần chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ dẫn đến hiểu lầm ý của người nói, người viết.
Đồng thời khi sử dụng từ đồng âm trong khi viết, khi nói, chúng ta cần cân nhắc kỹ, sử dụng sao cho phù hợp với ngữ nghĩa, đối tượng nói chuyện. Ngoài ra, có thể sử dụng các thành phần giải thích để giúo người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu.
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai loại từ rất dễ nhầm lẫn. Chúng đều có hình thức âm thanh (cách đọc, cách viết, cách phát âm) giống nhau.
Từ đồng âm là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa của từ, tạo nên các nghĩa khác hoàn toàn nghĩa ban đầu. Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
VD: (1)Lan được chín điểm Toán
(2)Chuối chín vàng trên cây
(3)Suy nghĩ cho chín rồi nói.
=> “Chín” trong câu (1) và (2) là từ đồng âm.
“Chín” trong câu (2) và (3) là từ nhiều nghĩa. “Chín” trong câu (2) là nghĩa gốc, còn “chín” trong câu (3) là có nghĩa là suy nghĩ kỹ càng.
Bài viết đã hệ thống lại các kiến thức liên quan đến từ đồng âm về các phương diện như khái niệm, vai trò, phân loại, đặc điểm, … Theo dõi chúng tôi để tích lũy được nhiều kiến thức hơn về Tiếng Việt.