Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và phân biệt từ ghép với từ láy

Từ là thành phần cơ bản để cấu tạo nên câu. Từ ghép là loại từ mà chúng ta gặp rất thường xuyên trong khi nói, khi viết. Từ ghép là gì? Có những loại từ ghép nào? Làm sao để phân biệt từ ghép và từ láy trong Tiếng Việt. Cùng …. khám phá qua bài viết dưới đây.
Contents
Khái niệm từ ghép
Từ ghép là một bộ phận của từ phức. Từ ghép gồm ít nhất hai tiếng có quan hệ về nghĩa tạo thành.
VD: vợ chồng, con cái, vàng hoe, tủ sách, …
Từ ghép giúp người nói, người viết diễn đạt được ý, miêu tả được sự vật hiện tượng mà họ muốn đề cập đến. Từ ghép cũng giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được người nói, người viết trình bày cái gì.
Các loại từ ghép
Dựa vào quan hệ về nghĩa của các tiếng cấu tạo, từ ghép chia thành hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập chỉ những từ ghép có các thành tố cấu tạo nên nó có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, mang ngữ nghĩa rộng hơn từ ghép chính phụ.
VD: quần áo, hoa quả, bàn ghề, yêu mến, hoa lá, chăn gối, ….
- Quần áo => ghép từ hai tiếng có nghĩa, mang nghĩa chỉ trang phục, cách ăn mặc
- Cha mẹ => ghép hai tiếng có nghĩa, mang nghĩa chỉ người đã sinh ra mình
- Yêu mến => ghép từ hai tiếng có nghĩa, mang nghĩa chỉ tình cảm tốt đẹp
Từ ghép chính phụ
Nếu từ ghép đẳng lập gồm các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp thì từ ghép chính phụ lại phân ra tiếng chính và tiếng phụ. Trong từ ghép chính phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Phần tiếng chính đóng vai trò nêu nên ý nghĩa chính, tiếng phụ đi sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Trong đó, tiếng chính thường mang nghĩa khá rộng còn tiếng phụ mang nghĩa hẹp hơn hoặc không có nghĩa.
VD:
- Bánh chưng => Bánh là tiếng chính, chưng là tiếng phụ diễn tả cụ thể loại bánh được nhắc đến
- Bà ngoại => Bà là tiếng chính, ngoại là tiếng phụ diễn đạt rõ là người sinh ra mẹ, phân biệt với bà nội – người sinh ra bố.
- Tủ quần áo => Tủ là tiếng chính, quần áo là các tiếng phụ theo sau.
- Hoa bằng lăng => Tương tự hoa là tiếng chính, bằng lăng là các tiếng phụ chỉ một loại hoa cụ thể.
Từ ghép chính phụ mang nghĩa cụ thể hơn từ ghép đẳng lập. Vì vậy, nghĩa của cúng thường sẽ hẹp hơn từ ghép đẳng lập.
Mở rộng
Chúng ta cũng có thể chia từ ghép thành hai loại là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
Từ ghép tổng hợp chỉ các từ ghép mang nghĩa tổng quát hơn, rộng hơn những từ cấu thành nó. Từ ghép tổng hợp thường chỉ một địa danh, một hành động cụ thể nào đó.
VD: Võ thuật bao gồm các môn võ khác nhau.
Phương tiện bao gồm các loại xe dùng cho việc đi lại : xe hơi, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, thuyền bè, …
Hay bánh trái là từ chỉ chung tất cả các loại bánh ăn: bánh tét, bánh ú, bánh đúc, …
Từ ghép phân loại nêu lên cụ thể một nghĩa nhất định. Có thể là một địa điểm, một sự vật, một người, một hành động nào đó.
VD: sinh tố xoài, cửa ra vào, hoa phượng, nhảy dây, …
Phân biệt từ ghép và từ láy
Từ láy và từ ghép rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt là đối với các bạn nhỏ mới tiếp xúc đến khái niệm từ láy, từ ghép. Làm sao để phân biệt được hai loại từ phức này?
Trước hết chúng ta dựa vào các tiếng cấu tạo nên từ. Từ ghép được tạo bởi các tiếng có nghĩa. Ngược lại trong từ láy, có thể chỉ một tiếng có nghĩa hoặc không có tiếng nào có nghĩa.
VD: Cùng nói về vẻ đẹp, xinh đẹp gồm hai tiếng có nghĩa là “xinh”, “đẹp” => là từ ghép. Từ láy xinh xắn gồm một từ có nghĩa “xinh” và một từ không có nghĩa khi đứng một mình “xắn”.
Tiếp theo các bạn chú ý đến mối quan hệ về âm vần giữa các tiếng trong từ. Các tiếng tạo thành từ ghép thường không có liên quan về âm.
VD: chim cắt, gương soi, bàn ghế, củi gạo, …
Từ láy lại được cấu tạo bởi những tiếng có sự giống nhau về phát âm (có thể là giống nhau hoàn toàn, giống nhau về âm đầu, giống phần vần).
VD:
- Các tiếng giống nhau hoàn toàn: ầm ầm, ào ào, đùng đùng, chuồn chuồn, …
- Các tiếng giống nhau âm đầu: chim chóc, sạch sẽ, mênh mông, mang mác, …
- Các tiếng giống nhau về vần: lao xao, lác đác, chênh vênh, chót vót, ….
Phương pháp phân biệt từ láy từ ghép hiệu quả
Để hiểu, vận dụng chúng trong làm bài tập, đặt câu, mọi người có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
Nắm rõ các đặc điểm của từ ghép và từ láy. Chúng ta cần nắm được rõ ràng các đặc điểm, nắm vững khái niệm từ ghép từ láy. Khi hiểu được bản chất của từ, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc vận dụng.
Liên hệ thực tiễn, thực hành nhiều hơn. Nếu chỉ học trên sách vở, kiến thức sẽ dễ trôi. Điều chúng ta cần làm là gắn chúng với các tình huống, ví dụ thực tế trong cuộc sống, giao tiếp hằng ngày. Hãy quan sát các sự vật, lắng nghe mọi người giao tiếp bạn sẽ nhận ra được rất nhiều từ láy và từ ghép. Sau đó hãy dùng những từ láy từ ghép học được để đặt thành câu, luyện thêm nhiều bài tập dạng tương tự.
Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Cùng …. khám phá thêm nhiều điều mới lạ về ngữ pháp Tiếng Việt qua các bài viết bổ ích.