Từ láy là gì? Các loại từ láy, phân biệt từ láy và từ ghép

Từ là cấu tạo cơ bản để tạo nên câu. Từ láy là một phần kiến thức quan trọng trong Tiếng Việt. Đây cùng là loại từ tạo nên tính nhạc, âm điệu cho Tiếng Việt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về từ láy qua bài viết dưới đây.
Contents
Từ láy là gì?
Trong ngôn ngữ Việt, từ được chia thành hai loại là từ đơn và từ phức. Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức.
Từ láy được cấu tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, về âm. Trong từ láy, từ đứng trước sẽ là từ gốc và các từ tiếp theo sẽ điệp vần, điệp âm của từ gốc đó (giống phụ âm đầu, giống vần hoặc giống nhau toàn bộ.
VD: Trăng trắng, long lanh, lóng lánh, âm ấm, sát sàn sạt, kẽo cà kẽo kẹt, …
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Cảnh xuân – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trong từ láy, có thể một tiếng hoặc tất cả các tiếng không có nghĩa. Nhưng khi các tiếng ghép lại sẽ tạo nên một từ có nghĩa.
VD: Trong từ láy “hoa hoét” gồm tiếng “hoa” có nghĩa và tiếng “hoét” không có nghĩa khi đứng một mình.
Hay từ láy “trăng trắng”, hai tiếng “trăng” và “trắng” đều có nghĩa kể cả khi đứng một mình.
Các loại từ láy
Dựa vào cấu tạo, từ láy được chia thành hai loại là từ láy toàn phần và từ láy bộ phận.
Từ láy hoàn toàn
Từ láy hoàn toàn hay còn gọi là láy toàn bộ chỉ những từ có tiếng sau láy lại toàn bộ tiếng trước.
VD: chuồn chuồn, xa xa, nghiêng nghiêng, đùng đùng, khăng khăng…
Một số từ láy sẽ có tiếng thay đổi âm điệu, phụ âm cuối nhằm tạo nên sự hài hòa về thanh điệu, tạo điểm nhấn cho câu.
VD: Thoang thoảng, tim tím, lồng lộn, đu đủ, bong bóng …
Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là loại từ láy có phần âm hoặc phần vần của tiếng sau giống tiếng trước. Trong từ láy bộ phận, từ láy lại được chia nhỏ thành láy âm và láy vần.
Láy âm chỉ từ láy có các tiếng giống nhau về âm đầu.
VD: lập lòe, nôn nao, mênh mông, sạch sẽ, lạnh lẽo…
Láy vần chỉ những từ láy có phần tiếng giống nhau về vần.
VD: chênh vênh, chót vót, lảo đảo, lác đác, lí nhí…
Từ láy bộ phận là loại từ láy thông dụng và phổ biến hơn bởi số lượng từ của lớn, khả năng tạo âm vần tốt hơn.
Vai trò của từ láy trong câu
Từ láy đảm nhiệm vai trò chính của từ là cấu tạo nên câu. Từ láy được sử dụng nhiều trong giao tiếp hằng ngày, trong các tác phẩm văn thơ.
Do sự lặp lại giữa các tiếng về vần, về âm nên tạo nên tính nhạc, nhịp điệu trong câu. Bên cạnh đó, từ láy có tác dụng nhấn mạnh, mô tả vẻ đẹp, trạng thái, diễn tả tâm trạng cảm xúc của sự vật, hiện tượng, con người.
VD: Thay vì diễn đạt là “Em bé khóc” một cách đơn giản, có phần cụt lủn. Ta có thể tăng tính miêu tả, nhấn mạnh tiếng khóc của em bé “Em bé khóc oe oe”.
Từ láy tăng tính diễn đạt cho câu: “Khu rừng sâu thăm thẳm”, “Vách đá chênh vênh”, “Chiếc váy đẹp lung linh”, …
Phân biệt từ láy và từ ghép
Sự đa dạng và phong phú của Tiếng Việt khiến chúng ta đôi khi rất dễ nhầm lẫn giữa từ ghép và từ láy. Cùng là từ phức, đâu là điểm khác biệt giữa từ láy và từ ghép?
Từ láy | Ví dụ | Từ ghép | Ví dụ |
Chỉ một trong các tiếng tạo thành có nghĩa.
Hoặc không có tiếng nào có nghĩa khi đứng một mình. |
“Thoang thoảng” chỉ mùi hương phảng phất, dịu nhẹ. “Thoang” và “thoảng”
là hai từ hoàn toàn không có nghĩa khi đứng một mình.
|
Các tiếng tạo thành từ ghép đều có nghĩa, hoàn toàn có thể đứng độc lập một mình. | “Quần áo”, “Bàn ghế”, “Tàu hỏa”. Các từ khi tách ra đều có nghĩa. |
Các tiếng tạo thành có quan hệ với nhau về âm, về vần | – “Liêu xiêu” => láy vần iêu
– “Mênh mang” => láy âm m – “xa xa” => láy toàn bộ, tiếng sau giống tiếng trước |
Các tiếng tạo thành thường không có quan hệ với nhau về âm, về vần | “Bác sĩ”, “quạt cây”, “gương soi”, … => giữa các tiếng hoàn toàn không có sự giống nhau về âm, về vần. |
Tuy nhiên dựa vào mối quan hệ âm vần giữa các tiếng và nghĩa của từng tiếng khi tạch riêng chưa thực sự giúp bạn phân biệt hoàn toàn từ láy và từ ghép. Nắm bắt một số mẹo phân biệt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế sự nhầm lẫn và sử dụng thành thạo từ láy, từ ghép hơn.
Xét thành phần Hán Việt trong từ
Từ Hán Việt trong Tiếng Việt xuất hiện với hình thức láy âm khá phổ biến. Tuy nhiên, tất cả các từ Hán Việt đều được xác định là từ ghép. Hiện tượng láy âm của từ Hán Việt chỉ được coi là hiện tượng ngẫu nhiên.
VD: “Tử tế” là từ có hai tiếng giống nhau về phần âm “t” nhưng do trong từ có từ “tử” là từ Hán Việt nên đây là từ ghép, không phải từ láy.
Khả năng đảo trật tự giữa các tiếng
Một mẹo nhỏ để xác định từ láy từ ghép là bạn hãy thử đảo trật tự các tiếng trong từ. Nếu khi đảo trật tự các tiếng tạo ra một từ mới có nghĩa thì đó là từ ghép. Từ láy khi đảo trật tự giữa các tiếng sẽ không còn nghĩa.
VD: “mệt mỏi – mỏi mệt” đều có nghĩa chỉ trạng thái kiệt sức, không muốn làm gì cả => Đây là từ ghép
Từ láy “xinh xắn” khi đảo ngược lại là “xắn xinh” không có nghĩa
Tìm hiểu Tiếng Việt càng nhiều bạn sẽ càng thấy cái hay, sự rộng lớn của ngôn ngữ. Cùng trau dồi và tích lũy những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ Việt qua các bài viết của …..