Tiếng Việt

Vị ngữ là gì? Vai trò và cách xác định vị ngữ trong câu

Bên cạnh chủ ngữ, vị ngữ là một thành phần chính cấu tạo nên câu. Vậy vị ngữ là gì? Vai trò của vị ngữ? Làm sao để xác định chính xác vị ngữ trong câu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cụ thể về vị ngữ qua các ví dụ minh họa dễ hiểu.

Contents

Vị ngữ là gì? Vai trò của vị ngữ?

Vị ngữ là thành phần chính của câu, nhằm biểu thị đặc điểm, tính chất, hành động, trạng thái hay quan hệ, quá trình của sự vật, hiện tượng, con người. Vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu, tạo nên cấu trúc hoàn chỉnh, diễn đạt ý một cách trọn vẹn.

Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?, ….

VD: 

Bác nông dân/ lái máy cày.

CN VN

=> Vị ngữ “lái máy cày” trả lời cho câu hỏi  Làm gì? – Bác nông dân làm gì?

Thân bàng/lớn, sần sùi và thô ráp.

CN VN

=> Vị ngữ “lớn, sần sùi và thô ráp” trả lời cho câu hỏi Như thế nào? – Thân bàng như thế nào?

Ông em/là một người chiến sĩ cách mạng.

CN VN

=> Vị ngữ  “là một người chiến sĩ cách mạnh” trả lời câu hỏi Là gì? – Ông em là gì?

Đặc điểm và cấu tạo của vị ngữ

  • Vị ngữ trong câu thường là danh từ, tính từ, động từ, cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.

VD:

  • Vị ngữ là danh từ, cụm danh từ

Mẹ tôi/ là giáo viên.

CN VN

Minh/ là học sinh lớp 5A.

CN VN

  • Vị ngữ là động từ, cụm động từ

Em bé/ ngủ.

CN   VN

Các bạn học sinh/ đang vui chơi dưới sân trường.

CN VN

  • Vị ngữ là tính từ, cụm tính từ

Cánh đồng lúa/ vàng óng.

CN VN

Cô bé/ cực kỳ xinh đẹp.

CN VN

  • Vị ngữ mở rộng có cấu tạo là một cụm chủ – vị. Người nói, người viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường để làm vị ngữ. Từ đó câu văn được mở rộng cả về hình thức lẫn ý nghĩa diễn đạt.

VD:  Mẹ về/ khiến tôi rất vui.

CN VN

Phần vị ngữ “tôi rất vui” là một cụm chủ – vị: “Tôi” là chủ ngữ, “rất vui” là vị ngữ.

  • Trong một câu có thể có nhiều vị ngữ.

VD: Cây tre /thẳng đứng, có sức sống bền bỉ,/ là biểu tượng thân thuộc, gần gũi với làng quê Việt.

Câu văn có hai cụm vị ngữ. Vị ngữ 1: “Thẳng đứng, có sức sống bền bỉ”. Vị ngữ 2: “ Là biểu tượng thân thuộc, gần gũi với làng quê Việt”.

Vị ngữ có thể được tổ chức thành chuỗi theo các quan hệ nhất định giữa các từ trong chuỗi. Một số các từ nối biểu thị mối quan hệ giữa các vị ngữ là: và, không chỉ … mà còn, vừa … vừa, hoặc … hoặc, nếu không … thì, ….

VD: 

Mỵ ngồi xuống giường, trông ra các cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng.

Huy /không chỉ thông minh /mà còn chăm chỉ, cần cù.

CN VN1 VN2

Cách xác định vị ngữ trong câu

Vị ngữ đứng sau chủ ngữ, là bộ phận trả lời các câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Làm gì?

Vị ngữ thường bắt đầu bằng các từ: là, đã, được, đang, vẫn, cực kỳ, … Chúng ta có thể nhận biết vị ngữ dựa trên các từ nối với chủ ngữ kể trên.

VD: Xác định chủ ngữ trong câu: “Những chú trâu đang lững thững gặm cỏ bên bờ ruộng.”

Chúng ta có thể xác định chủ ngữ trong câu này bằng cách đặt câu hỏi: Những chú trâu đang làm gì?. Và câu trả lời cho câu hỏi này chính là phần vị ngữ trong câu. Cụ thể ở câu ví dụ, thành phần vị ngữ là “đang lững thững gặm cỏ bên bờ ruộng”.

Hoặc ta có thể quan sát thấy từ “đang”, thường vị ngữ sẽ bắt đầu từ từ “đang” cho đến hết câu.

Đây là một số kiến thức kết hợp với các ví dụ minh họa cụ thể về vị ngữ. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu và xác định các vị ngữ trong cầu và vận dụng chúng trong văn viết, văn nói.  Đồng hành cùng … để khám phá nhiều nội dung bổ ích về ngữ pháp Tiếng Việt.

Related Articles

Back to top button